Cập nhật tin tức nóng hổi

Số phận 5 triệu người sau khi rời “ổ dịch” Vũ Hán: Bị xua đuổi và quấy rối mỗi ngày, có nhà mà không dám về, sống như người vô hình

Cuộc sống của nhiều người Vũ Hán bỗng chốc bị thay đổi khi họ bị kỳ thị, có nhà cũng không dám về.
Số phận 5 triệu người sau khi rời “ổ dịch” Vũ Hán: Bị xua đuổi và quấy rối mỗi ngày, có nhà mà không dám về, sống như người vô hình
Mọi thứ đều diễn ra bình thường khi Jason, một người ở Vũ Hán lên chuyến bay để đi du lịch vào ngày 22/1. Anh ấy không đeo khẩu trang và cũng không bị kiểm tra an ninh. Tuy nhiên ngay sau thông tin Vũ Hán bị phong tỏa do dịch bệnh vào hôm 23/1, mọi thứ đã thay đổi khi Jason đến khách sạn ở Macau.

Anh được yêu cầu đến bệnh viện địa phương để kiểm tra. Người đàn ông này bị cách ly 4 ngày và sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona, anh cũng không thể trở về Vũ Hán được nữa. Jason phải tạm ở trong một khách sạn thuộc thành phố Chu Hải trong suốt 1 tuần. Jason không biết khi nào anh có thể trở về nhà.

“Bạn bè của tôi nói rằng virus corona rất nghiêm trọng và không có cách nào an toàn để tôi có thể quay trở lại Vũ Hán ngay bây giờ”, người đàn ông cho hay.

Không chỉ Vũ Hán mà các thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc cũng nhanh chóng bị phong tỏa khiến hơn 50 triệu người bị mắc kẹt. Trước khi phong tỏa, có hơn 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán và hơn 4.000 người đã ra nước ngoài, theo thông tin của chính quyền thành phố.
Số phận 5 triệu người sau khi rời “ổ dịch” Vũ Hán: Bị xua đuổi và quấy rối mỗi ngày, có nhà mà không dám về, sống như người vô hình
Vũ Hán đã bị phong tỏa mọi nẻo đường.

Những người này vô tình trở thành đối tượng bị ruồng bỏ ngay trong đất nước. Người Vũ Hán bị cách ly trong các khách sạn và bệnh viện, bị phân biệt đối xử vì chứng minh nhân dân hoặc giọng nói của Hồ Bắc. Kinh khủng hơn thông tin cá nhân của họ cũng bị rò rỉ trên mạng.

Một sinh viên đại học Vũ Hán tên là Qi, người đã trở về nhà ở thành phố Yancheng phía đông vào tháng 1, cho biết anh và bạn bè đã nhận được các cuộc gọi điện thoại quấy rối vì thông tin chi tiết về những người rời khỏi Vũ Hán bị rò rỉ trên mạng xã hội.

“Tên của chúng tôi, cả giới tính, địa chỉ nhà và số điện thoại đều bị lộ kể từ khi thị trưởng Vũ Hán nói 5 triệu người đã rời khỏi nơi đây trước khi lệnh phong tỏa được ban hành”, sinh viên này cho biết.

Đại diện chính quyền địa phương cũng liên lạc với Qi mỗi ngày, yêu cầu anh cung cấp tên và thông tin cá nhân cũng như đề nghị anh ở yên trong nhà. Thậm chí, ông chủ của cha nam sinh này cũng khuyên gia đình nên giữ con trai ở trong nhà. “Tôi đã không bước ra khỏi nhà kể từ khi trở về”, sinh viên Qi nói.

Người dân Vũ Hán nói riêng và tỉnh Hồ Bắc nói chung đang bị cộng đồng mạng tấn công dữ dội. Họ bị chỉ trích là ích kỷ khi che giấu bệnh tật và vẫn đi du lịch khắp nơi. Trong khi trên thực tế, nhiều người cho hay họ không hề nhận được cảnh báo về dịch bệnh nguy hiểm này trước khi rời đi.

Tuần trước, một số hành khách đã từ chối lên máy bay từ Nhật Bản đến Thượng Hải vì có người đến từ Hồ Bắc. Đại diện ủy ban y tế địa phương của Vũ Hán đã phải lên tiếng công khai trên truyền hình vào tuần trước khi nói rằng kẻ thù chung của mọi người là virus chứ không phải người dân Vũ Hán. Họ cũng yêu cầu các tỉnh khác cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nơi trú ẩn cho những người bị mắc kẹt không thể trở về Vũ Hán trong lúc này.

Jason cho biết anh gần như mất trí khi phải chờ đợi mòn mỏi trong phòng bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính, anh được chính quyền gửi đến nơi ở tạm thời tại khách sạn Crown Holiday ở Chu Hải, nơi anh gặp nhóm người khác cũng bị mắc kẹt khi rời Vũ Hán đi du lịch. Một số người đã được chính quyền đưa trở về Vũ Hán nhưng Jason quyết ở lại khách sạn để chờ đợi, anh sợ mình sẽ lây bệnh khi trở về nhà.

“Tôi không muốn chết. Tôi còn rất nhiều việc phải làm”, người đàn ông cho hay.
Số phận 5 triệu người sau khi rời “ổ dịch” Vũ Hán: Bị xua đuổi và quấy rối mỗi ngày, có nhà mà không dám về, sống như người vô hình
Nhiều ngôi làng lập lá chắn, tường rào để ngăn người dân tỉnh Hồ Bắc đi vào.

Theo SCMP , ,

No comments:

Post a Comment