Sáng nay, khi gần 30 tỉnh thành bắt đầu “hoảng”, rục rịch cho học sinh nghỉ học thêm trước tình hình bệnh dịch khó lường. Thì một số tỉnh như Vĩnh Phúc- vẫn “cứng rắn, kiên quyết” cho các khối nhỏ đi học kể từ Mầm Non, Cấp 1, cho đến THCS,… mặc lời khuyến cáo của các tỉnh, thành, địa phương khác, cho đến Bộ Giáo Dục.
Và dù trước đó không lâu, Vĩnh Phúc được xem là “tâm dịch” của cả nước gian đoạn 1.
Ngày 9/3 bắt đầu mở cửa trường, hơn một nửa trẻ mầm non ở Vĩnh Phúc được phụ huynh tự nghỉ. Theo ảnh chụp của các báo, học sinh các khối khác từ tiểu học cho đến THPT đeo khẩu trang đến lớp, nhiều lớp học sinh cũng không đeo khẩu trang, vì đến giờ Bộ Giáo Dục vẫn chưa thông báo chính xác học sinh có nên đeo hay không?
Nhiều nơi lại còn lấy ý kiến phụ huynh, rồi lặn mất tăm, dù đủ hiểu phụ huynh chẳng phải chuyên gia.
Về vấn đề khẩu trang, đây là nhận thức của mỗi người, tôi không can thiệp sâu nữa, đối với tôi không mua được khẩu trang y tế thì đeo khẩu trang vải. Tuy nhiên, giai đoạn 1 không giống với giai đoạn 2.
“Giai đoạn 2 tại Việt Nam, virus corona đã biến chủng, đi máy bay, taxi đều phải đeo khẩu trang” đó là lời khẳng định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch, có sự góp mặt của phó thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 11/3.
Truyền thông vẫn cứ ra rả không tụ tập đông người, đứng xa nhau 1m khi giao tiếp, nhiều bác sĩ đầu ngành tại bệnh viện Việt Đức còn khuyên nên đứng xa 1,8 m cho an toàn. Thế mà ở đây, học sinh phải ngồi cách nhau chưa đến 2 gang tay, giao tiếp liên tục, tụ tập đông người 1 cách “chủ động”.
Thế là sao?
Có thấy la, thấy tội cho các em hay không? Bọn trẻ đâu phải là thần thánh kể cả khối THPT! Đặc biệt, trẻ em từ THCS xuống Mầm Non chúng nó đâu thể nhận thức sâu xa và đủ khả năng để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bệnh dịch.
Vậy nên, tôi cũng đến xin những khuyến cáo trên.
Từ ngày đầu dịch đến giờ, có mỗi chuyện đi học, quả bóng cứ thế lăn từ chân ông này sang chân ông khác, nhất là ông đầu ngành, đá bóng chuyên nghiệp đến mức giờ lặn mất tăm.
Các địa phương rục rịch nín thở chờ dịch mà thay đổi, người nào có tầm lãnh đạo giáo dục thì quyết hợp lòng dân. Người nào không có tầm, thì… hậu quả đó, đến cả trẻ mầm non còn phải đến trường lúc này!
Ngày hôm nay 13-3, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các sở GD-ĐT về việc tăng cường dạy học qua Internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học phòng COVID-19.
Thế kỉ 21 rồi, cứ phải đến trường, tụ tập đông người mới là đi học hay sao?
Hãy biết vì bọn trẻ!
An toàn của chúng là tất cả những gì ngành Giáo Dục nên xem trọng hàng đầu!
Theo Hoàng Nguyên Vũ Giáo dục , Tin trong nước , Y tế
No comments:
Post a Comment