Tổ chức giáo dục phi lợi nhuận The Victims of Communism Memorial Foundation tại Washington đã công bố một báo cáo mới để giúp các tổ chức và chính phủ giải tỏa những nghi ngờ và chấp nhận sự thật với cáo buộc về 14 năm mổ cướp nội tạng sống trên cơ thể các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc.
Ngài Geoffrey Nice QC, chủ tọa Tòa án độc lập về Trung Quốc (Courtesy of the China Tribunal and the Victims of Communism Memorial Foundation)
Nghiên cứu của Matthew Robertson: “Mua bán nội tạng và giết người ngoài vòng pháp luật ở Trung Quốc: Đánh giá lại bằng chứng” đã được công bố ngày 10/3 tại một diễn đàn ở Washington. Nghiên cứu cho thấy rằng có sự phân chia thái cực giữa các cách tiếp cận với vấn đề thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.
Một mặt, các cơ quan y tế quốc tế tập trung vào việc kết nạp Trung Quốc vào hệ thống cấy ghép nội tạng quốc tế. Mặt khác, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động xã hội, học giả và các nhà điều tra độc lập lại tập trung tìm hiểu liệu các tù nhân lương tâm và các tù nhân khác không thuộc đối tượng tử tù có bị sát hại để lấy nội tạng hay không.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế, với nhiều lý do, đã hầu hết không tham gia vào chủ đề này. Các kênh truyền thông chính thống và các nghiên cứu về Trung Quốc vẫn không lên tiếng.
Trong bối cảnh này, “Các chính phủ phương Tây đã phải đối mặt với hai thông điệp trái chiều, trong khi họ chưa được cung cấp thông tin cũng như chưa hề sẵn sàng để đưa ra phán quyết”, ông Robertson nói.
Nghiên cứu của ông Robertson cố gắng tháo gỡ tình huống nan giải này bằng cách đánh giá các bằng chứng, tận dụng thực tế về sự gia tăng đáng kể của số lượng bằng chứng có giá trị và độ tinh vi để có thể làm cơ sở tiến hành các phân tích” kể từ khi có các cáo buộc lần đầu xuất hiện.
Tuy nhiên, việc xem xét lại bằng chứng của ông không chỉ đơn thuần là phân tích. Ông Robertson đã bổ sung “một lượng đáng kể bằng chứng mới” được thu thập từ các nguồn tài liệu gốc của Trung Quốc.
Đồng thời, ông cũng cố gắng hồi đáp lại các lập luận sắc bén của “những quan ngại, nghi ngờ và ý kiến trái chiều” đối với những tuyên bố về hành động mổ cướp nội tạng trên cơ thể những người vô tội.
Tóm lại, bản báo cáo này đã sắp xếp lại những chứng cứ đã rõ ràng và sử dụng những thông tin này để thuyết phục tổ chức một phiên điều trần cho những tuyên bố luận tội ông Robertson đưa ra, và theo đó đảm bảo “những chứng cứ phản bác lúc này cần phải lớn hơn nhiều lần”.
Robertson, một nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, từng là phóng viên đưa tin báo cáo về nạn mổ cướp nội tạng của The Epoch Times. Báo cáo của ông đã được trao giải thưởng của Hiệp hội Nhà báo Chuyên nghiệp.
Susie Hughes, giám đốc điều hành và đồng sáng lập của ETAC (Liên minh quốc tế về chấm dứt lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc, người khởi xướng Tòa án về Trung Quốc, phát biểu tại Diễn đàn chính sách về mua bán nội tạng và giết người phi pháp tại Trung Quốc tại Capitol Hill, Washington ngày 10/3/2020. (Samira Bouaou/The Epoch Times)
Toà án
Diễn giả đầu tiên tại diễn đàn, tham dự qua video, là Ngài Geoffrey Nice QC của Vương quốc Anh, quan tòa của tòa án độc lập về tội ác thu hoạch nội tạng cưỡng bức liên quan đến tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Tòa án đó đã công bố phán quyết cuối cùng vào ngày 1/3.
Ngài Geoffrey Nice là công tố viên xét xử ông Slobodan Milosevic của Nam Tư vì tội ác chiến tranh. Ông tuyên bố rằng bất kỳ người nào hay tổ chức nào tương tác với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, đều “cần phải biết rằng họ đang tương tác với một quốc gia tội phạm”.
Tuyên bố của ông Geoffrey Nice dựa trên cơ sở báo cáo của tòa án dài 562 trang. Báo cáo này là kết quả nhiều năm nghiên cứu của hơn 50 chuyên gia, cùng các lời khai nhân chứng và những dữ liệu thống kê dưới dạng tài liệu hoặc băng ghi âm và video.
Phán quyết cuối cùng của tòa án được công bố ngày 1/3, đã nêu bật các bằng chứng được thu thập và kết luận của Hội đồng thẩm phán của 7 chuyên gia quốc tế sau quá trình điều tra về tội ác mổ cướp nội tạng và giết người ngoài vòng pháp luật ở Trung Quốc.
Bổ sung cho tài liệu tòa án
Báo cáo của ông Robertson đã bổ sung và hỗ trợ cho các nỗ lực của tòa án để đưa tội ác mổ cướp nội tạng cưỡng bức ra ánh sáng của công lý.
“Có một “câu hỏi cần được giải đáp, nhưng vì một số lý do, đã không thể được giải đáp”, ông Geoffrey Nice cho biết.
Câu hỏi đó là liệu có phải Trung Quốc đang tham gia cung cấp nguồn nội tạng cho ngành cấy ghép được thu hoạch cưỡng bức trên cơ thể các tù nhân còn sống và mới ngừng thở hay không, cũng như Trung Quốc đã thu được lợi nhuận khổng lồ từ các bệnh nhân trong và ngoài nước đang cần ghép tạng.
Ngài Geoffrey Nice cho biết đã từ lâu trên diễn đàn đã có các bình luận về cáo buộc luận tội liên quan đến hiến tạng và ghép tạng ở Trung Quốc.
Liên minh quốc tế chấm dứt lạm dụng cấy ghép tại Trung Quốc (ETAC), một tổ chức phi chính phủ của Úc, lần đầu tiên tiếp cận với ông Geoffrey Nice năm 2016 và sau đó với các thành viên tiềm năng khác để thành lập một tòa án độc lập nhằm điều tra và xác định tội ác mổ cướp và buôn bán nội tạng của Trung Quốc.
Ông Geoffrey Nice thấy rằng việc thành lập “một tòa án nhân dân” có “một số lợi thế nhất định”.
Thứ nhất, tòa án nhân dân có thể bao gồm các thành viên “không có lợi ích cá nhân” trong vấn đề xét xử. “Chúng tôi hoàn toàn không được trả lương”, ông nói, “vì vậy chúng tôi có sự độc lập”.
ETAC nói rằng đã có tranh cãi đáng kể về các cáo buộc luận tội chống lại Trung Quốc. Tháng 12/2017, họ đã tiếp cận ông Geoffrey Nice để thành lập ban thẩm phán để nghe toàn bộ các bằng chứng và xác định tội ác.
Ông Nice “chắc chắn rằng có một sự phân cực rõ ràng giữa họ và chúng tôi”, Giám đốc điều hành của ET ETAC, bà Susie Hughes cho biết.
Khi sẵn sàng công bố báo cáo và phán quyết cuối cùng, “chúng tôi đã không biết được kết quả trước đó 24 giờ”, bà nói.
Ông Geoffrey Nice nói rằng, “Kết luận là rõ ràng”. Cấy ghép nội tạng cưỡng bức đã xảy ra trên một quy mô đáng kể từ năm 1999, và các nạn nhân chính là những học viên Pháp Luân Công, báo cáo cho biết. Nhóm thiểu số Duy Ngô Nhĩ, một tộc người Tuốc-ki ở vùng tây bắc Trung Quốc, tỉnh Tân Cương, cũng là nạn nhân.
“Có thể xem đây là nạn diệt chủng”, ông nói. Báo cáo chưa mô tả tội ác mổ cướp nội tạng sống là nạn diệt chủng vì chưa xác định được liệu chính quyền Trung Quốc có ý định tiêu diệt các nhóm học viên Pháp Luân Công hoặc người Duy Ngô Nhĩ hay không.
Bùng nổ hoạt động cấy ghép
Trong bài phát biểu của mình, ông Robertson đã tóm tắt một số bằng chứng thuyết phục để minh chứng cho tội ác mổ cướp nội tạng sống trên cơ thể các tù nhân lương tâm, bao gồm cả bằng chứng về số lượng ghép tạng ở Trung Quốc gia tăng sau thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.
“Số lượng ca ghép gan cho bệnh nhân cấp cứu, hoặc cấy ghép theo yêu cầu gia tăng đáng kể từ sau năm 2000. Đây là một dấu hiệu cực kỳ mạnh của việc tồn tại một nhóm người hiến tạng sống, những người mà có thể bị thu hoạch nội tạng bất cứ lúc nào”.
“Năm 2000, hoạt động của hệ thống cấy ghép bùng nổ”. Hàng ngàn bác sĩ và y tá được đào tạo. Số lượng bệnh viện thực hiện cấy ghép tăng từ 199 lên tới 1.000 vào năm 2000.”
“Tuy nhiên, qua giai đoạn năm 2000, số lượng án tử hình ở Trung Quốc giảm. Họ đã nhắm vào các nhóm tù nhân khác. Ví dụ, các bằng chứng phù hợp với việc thu hoạch nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công bao gồm việc xét nghiệm máu trong nhà tù, thậm chí xét nghiệm máu nhiều lần. Đó là để tìm đối tượng nhận tạng phù hợp tiềm năng”.
Nói cách khác, những người hiến tạng còn sống được xét nghiệm trước để xác định trước đối tượng nhận thận, tim, gan và phổi phù hợp.
Báo cáo của tòa án trích dẫn một cuộc trò chuyện với phát ngôn viên của một bệnh viện ở Bắc Kinh. Người này cho biết rằng “phẫu thuật cấy ghép có thể được sắp xếp trong vòng một hoặc hai tuần”.
Báo cáo cũng cho biết: “Thời gian chờ đợi ngắn như vậy là không thể có trong thực tế hiến tạng thông thường. Ở đây cũng không thể giải thích là vận may. Việc xác định trước nguồn nội tạng cấy ghép là không thể có trong bất kỳ hệ thống cấy ghép tạng nào bởi vì nguồn nội tạng tùy thuộc vào người hiến tạng tự nguyện. Sự sẵn có của nội tạng trong khoảng thời gian ngắn như vậy chỉ có thể khả thi khi có một ngân hàng người hiến tạng sống sẵn sàng chết để thu hoạch nội tạng.
Yu Ming (phải), học viên Pháp Luân Công và là người sống sót từ trại lao động Trung Quốc, phát biểu tại Diễn đàn chính sách về mua bán nội tạng và giết người vô tội vạ ở Trung Quốc khi Donald Clarke, chuyên gia luật Trung Quốc tại Đại học George Washington đang lắng nghe ở Capitol Hill ngày 10/3/2020 (Samira Bouaou /The Epoch Times)
Những phiên điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ từ năm 1996
Diễn đàn đã nghe những tuyên bố từ một số chuyên gia trong lĩnh vực này, bao gồm dân biểu Chris Smith của đảng Cộng hòa của tiểu bang New Jersey.
Cần nhấn mạnh rằng phiên tòa xử cựu lãnh đạo Nam Tư Milosevic mà Ngài Geoffrey là công tố viên đã trở thành “ví dụ điển hình về việc luận tội người xấu”, ông Smith nói với khán giả: “Năm 1996, tôi đã chủ trì phiên điều trần quốc hội đầu tiên về vi hành động phạm nhân quyền và mổ cướp nội tạng Trung Quốc."
“Tạ ơn Chúa, tại phiên điều trần đó, hai bác sĩ Trung Quốc đã đến trình bày bằng chứng”, ông Smith cho biết.
Thật vậy, Cuốn băng ghi âm của phiên điều trần đó cho thấy bác sĩ Qian Xiaojiang từ tỉnh An Huy, đã kết thúc lời khai của mình với câu nói: “Tôi kết luận rằng ngoài nguồn các tử tù, hơn 90% nguồn nội tạng cấy ghép của Trung Quốc là nguồn mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Theo quan niệm truyền thống của Trung Quốc, không có ai muốn hiến một phần cơ thể của mình”.
Hai mươi bốn năm về trước, phiên điều trần của ông Smith tập trung vào ngành cấy ghép nội tạng với nguồn tạng thu hoạch từ tử tù.
Ngày nay, tội ác mổ cướp nội tạng tập trung vào nhóm tù nhân lương tâm, đặc biệt là nhóm học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), là một môn tu luyện Phật gia dựa trên nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” và luyện các bài công pháp.
Việc hiến tạng cưỡng bức cũng được cho là liên quan đến nhóm thiểu số người Duy Ngô Nhĩ, là đối tượng bị giam giữ và cải tạo giáo dục trong những năm gần đây.
Sau khi đưa ra lệnh cấm Pháp Luân Công năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp khắc nghiệt và vô nhân đạo, ngoài vòng pháp luật để buộc các học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ đức tin và ngừng tập luyện.
Trước đó, Pháp Luân Công đã được dân chúng toàn xã hội yêu thích, trong đó có các đảng viên ĐCSTQ. Theo ước tính của chính phủ Trung Quốc, vào năm 1999, đất nước có 70 - 100 triệu học viên Pháp Luân Công.
Nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Yu Ming đã đến phiên điều trần tại Hoa Kỳ năm 2019, đã đưa ra các bằng chứng về bức hại nhân quyền mà anh phải chịu khi bị giam trong tù và ở trại lao động.
Trong đoạn video được ghi âm bí mật, anh đóng vai bệnh nhân ghép tạng và trò chuyện với các bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện Trung Quốc. Họ báo giá cho anh và quan trọng nhất là cho biết thời gian chờ đợi rất ngắn để được ghép các loại nội tạng khác nhau.
Trong một clip, bác sĩ liên tục hỏi: “Bạn có phải là nhà báo không”?
Yu nói với The Epoch Times rằng anh muốn thấy danh sách những kẻ tra tấn mình được công bố trong báo cáo.
Đã đến lúc phải hành động
Louisa Greve, giám đốc Dự án Nhân quyền bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ đặt vấn đề liệu có nên cấm Trung Quốc tham gia vào các hội nghị hội thảo đào tạo về chuyên ngành cấy ghép hay không.
“Chúng tôi cần phải suy xét các phản hồi về chính sách cần phải thực hiện”.
Ông Robertson đã đưa ra lời kêu gọi trong phần kết luận của báo cáo.
“Theo quan điểm của giới tinh hoa, bao gồm các tổ chức nhân quyền, chuyên ngành về Trung Quốc, cộng đồng y tế, cơ quan hành pháp của các chính phủ phương Tây và các tập đoàn truyền thông lớn, những cáo buộc này có thể vẫn bị làm ngơ” ông cho biết.
“Chúng tôi kêu gọi các nhà quan sát hãy kiểm tra bằng chứng, xem xét các đề xuất của chúng tôi theo nguyên tắc đạo đức và hãy đứng lên hành động”.
Nguyễn Hương/NTDVN Chính trị , Pháp luật , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment