Bị truy tố tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Văn Hiến sẽ phải đối mặt với khung hình phạt 7-12 năm tù. Nút thắt nào giúp ông Hiến thoát án kịch khung?
Quá nhiều vụ án xẩy tham nhũng xẩy ra rất lớn đều được án nhẹ, nhiều lúc nghĩ cứ thằng điên lên làm lãnh đạo, tham nhũng càng dễ dàng thoát tội, thì thằng điên mới không kiểm soát cấp dưới làm sai thì càng không bị tội gì hết.
Mới đây, Viện Kiểm sát quân sự Trung ương đã hoàn tất cáo trạng truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến và 7 bị can liên quan đến vụ sai phạm đất đai xảy ra tại 3 khu đất trên đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1 (TP.HCM).
Theo đó, ông Nguyễn Văn Hiến bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 360 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Cáo trạng xác định bị can Nguyễn Văn Hiến đã không kiểm tra tin tưởng vào cấp dưới nên đã ký phê duyệt các văn bản để đưa ba khu đất Quốc Phòng (số 2; số 7-9 và 9-11 tổng cộng hơn 7.300m2 đường Tôn Đức Thắng) vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định.
Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến.
Bị can Hiến không kiểm tra việc góp vốn, không kiểm tra việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau khi ủy quyền cho Bùi Văn Nga, Giám đốc công ty Hải Thành ký hợp đồng, Nguyễn Văn Hiến đã không kiểm tra thực hiện các đơn vị liên quan dẫn đến việc các đối tác bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang đi thế chấp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên thứ 3….
Hậu quả làm Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý sử dụng ba khu đất trong thời gian 49 năm, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước 939 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, ba khu đất trên có nguồn gốc là đất Quốc phòng, thuộc quyền quản lý của Quân chủng Hải quân. Ngày 13/3/2016, Thường vụ, Đảng ủy của Quân chủng Hải quân đã họp và nhất trí phương án hợp tác kinh doanh các khu đất trên và giao cho Chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo trực tiếp chỉ đạo.
Công ty Hải Thành phối hợp với cơ quan chức năng đề xuất, tổ chức thực hiện hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trên ba khu đất này. Nhưng phải đảm bảo đúng quy định pháp luật và có lợi cho quân chủ…. Quá trình thực hiện các bị can
Bùi Như Thiềm (nguyên Trưởng phòng kinh tế Quân chủng Hải quân), Bùi Văn Nga (nguyên Giám đốc Công ty Hải Thành); Đoàn Mạnh Thảo (nguyên Trưởng phòng tài chính Quân chủng Hải quân) đã đề xuất với Thường vụ, Đảng ủy Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân và thực hiện các phương án chuyển mục đích sử dụng bà khu đất từ đất Quốc phòng sang đất làm kinh tế trái quy định.
Theo cáo trạng, trong bối cảnh Quân chủng Hải quân chưa có báo cáo đề nghị Bộ Quốc phòng trình thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên các bị can Thiềm, Thảo đã trình thường vụ Thường vụ Đảng ủy xin ý kiến để ký hợp đồng liên doanh liên kết xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê. Thời hạn thuê từ 45 đến 49 năm với giá thuê ở mức khoáng là từ 4,5 USD đến 5 USD một tháng/một mét vuông trong suốt thời hạn liên doanh.
Bị can Nguyễn Văn Hiến với tư cách là Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã ký nhiều văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xin chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng đưa ba khu đất vào hợp tác kinh doanh xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê. Thủ trưởng Bộ Quốc phòng nhất trí về chủ trương nhưng chỉ đạo không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất vì sẽ bị mất đất. Tuy nhiên, với sai phạm của các bị can, ba khu đất này đã đều rơi vào tay của tư nhân.
Theo quy định, khoản 3 Điều 360 Bộ Luật hình sự năm 2015 về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, ông Nguyễn Văn Hiến sẽ phải đối mặt với khung hình phạt 7-12 năm tù. Tuy nhiên, liên quan vụ việc trên, dư luận đặt câu hỏi, nút thắt nào giúp cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến thoát kịch khung?
Dù gây ra hàng loạt sai phạm khiến Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý 3 lô đất quốc phòng ở trung tâm quận 1 (TP HCM) trong thời gian 49 năm, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước 939 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, ông Nguyễn Văn Hiến có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Theo đó, Viện kiểm sát đánh giá nguyên nhân ông Nguyễn Hiến sai phạm là chủ quan, tin tưởng sự tham mưu của một số cán bộ cấp dưới. Các văn bản do ông Hiến ký, phê duyệt đều do các cá nhân, cơ quan tham mưu, đề xuất. Trong đó, Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga và Đoàn Mạnh Thảo thừa nhận đã tham mưu, đề xuất không đúng.
Đồng thời, Viện kiểm sát cũng cho rằng, thời gian 2005-2009, ông Hiến phải thực hiện nhiều chức trách, nhiệm vụ của Tư lệnh Hải quân. Đây được cho là nguyên nhân ông Hiến thiếu kiểm tra xét duyệt dẫn đến hậu quả làm thất thoát số tiền lớn của Nhà nước. Bên cạnh đó, quá trình điều tra không phát hiện bị can có động cơ, mục đích vụ lợi.
Ngoài ra, Viện kiểm sát cũng đề nghị toà án cho ông Hiến hưởng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo. Trong quá trình công tác cựu đô đốc có nhiều công lao đóng góp cho công cuộc xây dựng biển đảo của tổ quốc, xây dựng quân đội.
Trao đổi với PV, Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, cựu đô đốc Tư lệnh Hải quân Việt Nam – Nguyễn Văn Hiến đã bị truy tố với tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 360 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với khung hình phạt từ từ 7 năm đến 12 năm
Căn cứ vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra, ông Hiến đã lơ là, hủ quan, tin tưởng sự tham mưu của một số cán bộ cấp dưới mà không tiến hành xem xét kỹ lưỡng. Hậu quả dẫn đến là thiệt hại số tiền rất lớn là 939 tỷ đồng. Do đó, việc Viện Kiểm sát truy tố ông Hiến theo tội danh nêu trên là hoàn toàn có căn cứ.
Luật sư Hoàng Tùng.
Viện Kiểm Sát có tiến hành áp dụng các tình tiết giảm nhẹ là có cơ sở: Trong quá trình điều tra làm rõ tội phạm thì ông Hiến thành khẩn khai báo sẽ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo điểm s) khoản 1 Điều 51 BLHS. Trong quá trình công tác cựu đô đốc có nhiều công lao đóng góp cho công cuộc xây dựng biển đảo của tổ quốc, xây dựng quân đội sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo điểm v) khoản 1 Điều 51 BLHS. “Quá trình điều tra không phát hiện bị can có động cơ, mục đích vụ lợi” không được coi là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS.
Như vậy, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến được cáo trạng truy tố xác định có 2 tình tiết giảm nhẹ. Nếu Tòa án còn xác định có thêm tình tiết giảm nhẹ nào khác phải tiến hành công bố và ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Việc xác định cụ thể mức hình phạt mà ông Hiến phải chịu thuộc thẩm quyền của Tòa án quận đội tiến hành xét xử. Và ông Hiến sẽ thi phải thi hành bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định. Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment