Pháo nổ ngay sát đường quốc lộ ở Hà Nội. Nhiều người đứng xung quanh xem, quay clip trong khi khói từ pháo bốc lên trắng xóa.
Ngày 2/3, một tài khoản Facebook đăng tải hình ảnh, video về một đám cưới trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội có tiếng pháo nổ.
Clip pháo nổ đỏ đường ở đám cưới tại Hà Nội Khi pháo được đốt nổ ngay sát đường quốc lộ, người dân và khách dự đám cưới đứng xung quanh xem. Chính quyền xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đang điều tra xử lý vụ việc.Video được quay bằng flycam, máy quay do một công ty chuyên tổ chức đám cưới thực hiện.
Hình ảnh từ video cho thấy một người đàn ông rải cuộn pháo thành 3-4 dãy trước cửa nhà có đám cưới. Ngoài ra, dọc lối vào đám hỷ còn treo pháo khá dài.
Một cuộn pháo được rải ra vỉa hè, trước ngôi nhà có người tổ chức đám cưới. Trên vỉa hè, rất nhiều xác pháo đã được đốt trước đó. Ảnh: FB Nguyễn Văn Sơn Trung.
Khi pháo nổ ngay sát đường quốc lộ, người dân và khách dự đám cưới đứng xung quanh xem, quay clip. Khói từ pháo bốc lên trắng xóa.
Hình ảnh pháo đốt được chính đội ngũ media, quay phim của đám cưới quay thành tư liệu. Ảnh: Cắt từ video.
Lãnh đạo UBND xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn cho biết cơ quan chức năng đã phát hiện khi tiếng pháo phát ra rất lớn.
“Chúng tôi đã tiếp nhận sự việc và đang giao cho Công an xã Phù Lỗ điều tra, xử lý”, vị lãnh đạo nói.
Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được cho phép.
Hành vi đốt pháo nổ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015.
Pháo nổ công khai như thời chưa bị cấm. Mức tiền phạt cao nhất lên đến 9 tỷ đồng hoặc bị phạt tù cao nhất là 10 năm.
Theo Chỉ thị 406-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 08/8/1994 về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo thì “kể từ ngày 01/01/1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).
Theo Chỉ thị 406-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 08/8/1994 về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo thì “kể từ ngày 01/01/1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).
Nghị định 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo các hành vi bị cấm bao gồm:
- Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.
- Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
- Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.
- Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.
Như vậy, theo quy định trên, ngay cả pháo hoa người dân cũng không được phép tự ý mua về đốt trong ngày Tết.
Những trường hợp được phép bắn pháo hoa
Người dân chỉ được phép coi bắn pháo hoa trong các dịp sau đây:
- Tết Nguyên Đán
- Kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam
- Nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Ngày hội văn hoá, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
- Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định
Những quy định này được thể hiện trong Nghị định 36/2009/NĐ-CP:
Theo quy định trên, dịp Tết Nguyên Đán chúng ta sẽ có bắn pháo hoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể được phép tự ý bắn pháo hoa trong dịp Tết mà chỉ những loại pháo sau đây mới được phép sử dụng:
- Pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ không gây nên tiếng nổ
- Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
- Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
Hình thức xử phạt về tội sử dụng pháo trong ngày tết
Cũng theo Chỉ thị 406-TTg Nhà nước nghiêm cấm việc nhập khẩu các loại pháo từ nước ngoài vào Việt Nam. Mọi loại pháo đang được buôn bán trên thị trường Việt Nam đều bị tịch thu, tiêu huỷ, thu hồi giấy phép kinh doanh thì bị xử phạt hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính
Đối với hành vi sử dụng pháo trái phép, khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Chịu trách nhiệm hình sự
Vì pháo đã bị cấm buôn bán, sử dụng trên toàn quốc nên việc tự ý mua pháo về đốt trong ngày Tết có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán, sản xuất, tang trữ và vận chuyển hàng cấm tại Điều 190, 191 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ, số lượng và hậu quả mà mức tiền phạt cao nhất lên đến 9 tỷ đồng hoặc bị phạt tù cao nhất là 10 năm.
Status của của Đỗ Hữu Quyết: Cuối cùng thì sau 1 tháng chuẩn bị nhân sự cho hơn 10 sự kiện thì ngày thần thánh cũng đã xong với sự thành công ngoài mong đợi.
Chắc ở Việt Nam giờ này chỉ có 1 chứ không có 2 chú Rể nào dám chơi lớn như này.
Nguồn tổng hợp Pháp luật , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment