Cập nhật tin tức nóng hổi

Mỹ trở thành ổ dịch Covid-19 số 1 thế giới

Sau chiến lược xét nghiệm miễn phí đại trà, Mỹ đã ghi nhận tổng số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) cao nhất thế giới vào hôm 26/3, vượt qua Ý và Trung Quốc.
Mỹ trở thành ổ dịch Covid-19 số 1 thế giới
Bản đồ dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Mỹ tính đến ngày 26/3.

Theo báo cáo của Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm virus Vũ Hán tại Mỹ đã vượt 82.404, vượt qua số ca ở Trung Quốc là 81.782 và Ý là 80.589, tính đến ngày thứ Năm. Số lượng ở Mỹ chiếm 14,9% tổng số ca toàn cầu.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tỏ ra không mấy tin tưởng con số thống kê của Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây chúc mừng số ca lây nhiễm nội bộ tại Trung Quốc đã về 0, nhưng nhà phân tích đối ngoại Mỹ Gordon Chang nói với Fox News rằng: “Với Trung Quốc, sự thật luôn luôn là tử sĩ”.

Một tin tốt là số ca tử vong ở Mỹ không tăng vọt theo tỷ lệ thuận. Theo thống kê chính thức, Mỹ vẫn đứng thứ 6 về số ca tử vong vì viêm phổi Vũ Hán, đứng sau Pháp, Iran, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Ý, phản ánh tỷ lệ tử vong ở Mỹ thấp hơn nhiều các quốc gia khác.

Phó Tổng thống Mike Pence cho biết đến nay giới chức y tế Mỹ đã tiến hành xét nghiệm virus corona cho hơn 552.000 người trên khắp cả nước.

Trên toàn cầu, tổng số ca xác nhận mắc bệnh là 526.044, trong đó 23.067 người đã tử vong.

Trong nỗ lực tuyệt vọng để làm chậm sự lây lan của virus bằng cách hạn chế tiếp xúc nhiều người, các chính quyền bang và địa phương đã ra hàng loạt mệnh lệnh yêu cầu một nửa dân số Mỹ ở nhà, theo Reuters. Tuy nhiên, tác dụng phụ to lớn của chính sách này là khiến nền kinh tế tê liệt và hàng triệu người sẽ bị sa thải.

Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Năm báo cáo số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua đã tăng vọt lên 3,28 triệu người, cao gần 5 lần so với kỷ lục trợ cấp thất nghiệp một tuần vào cuộc suy thoái 1982 (695.000)

Tại các thành phố New York và New Orleans, nơi đã trở thành trung tâm của đại dịch ở Mỹ, hệ thống bệnh viện đang sắp quá tải có có nguy cơ thiếu máy trợ thở trầm trọng.

Anthony Fauci, giám đốc Viện Bệnh dịch và Dị ứng Quốc gia nói với báo chí rằng ông hy vọng thời tiết ấm lên có thể hỗ trợ cuộc chiến chống virus.

“Chúng tôi hy vọng sẽ có khoảng giãn cách khi tới tháng Tư, tháng Năm và tháng Sáu. Nhưng virus có khả năng sẽ quay lại vào mùa đông sang năm bởi vì nó là một loại virus rất mạnh”.

Thậm chí các bang đã phải tính đến trường hợp chọn bệnh nhân nào để cung cấp máy thở khi thiếu thốn trầm trọng xảy ra.

Thống đốc Bang New Jersey Phil Murphy nói rằng việc thảo luận mang tính “đạo đức y học” này khiến ông bị ám ảnh, nhưng là điều buộc phải làm trong tình trạng hiện tại.

“Chúng ta hy vọng về điều tốt nhất, nhưng phải chuẩn bị để đối phó với điều xấu nhất”, ông Murphy nói trong buổi họp báo.

Theo Trí thức VN
,

No comments:

Post a Comment