Báo chí trong những ngày này hoang mang lắm, gói cả trong đôi mắt nhà báo Nguyễn Tiến Thanh khi phát biểu trong một cuộc họp về quy hoạch.
Quy hoạch báo chí, có lần tôi hỏi một lãnh đạo báo: "Thông tin như một trái bóng, bóp chỗ này phình chỗ kia, anh thấy sao?"
"Loạn quá. Báo chí khác trang tin, mạng xã hội là được yêu cầu cung cấp thông tin, nôm na là dí chính quyền, doanh nghiệp...", anh nói.
Thực ra, sự "bùng phát" số lượng/loại hình/kiểu báo chí gây ảnh hưởng rộng hơn nhiều với đời sống, vượt xa cái vụ "dí" kia. Vượt xa thế nào, thì người làm báo biết cả.
"Bao anh em có thẻ/không thẻ, nhân viên phát hành, quảng cáo... sẽ ra đường" là lời ca thán xuất hiện nhiều những ngày này. Nhưng thế giới thời đại bùng nổ và thức tỉnh về công nghệ thông tin, đủ rộng cho tất cả.
Nhà báo nếu không còn thẻ, không còn chủ quản, không thể "dí",... có thể làm truyền thông. Hoặc vẫn muốn đeo nghề, thì phải thay đổi cách thức tác nghiệp, lấy tin, kiểm chứng và đăng tải. Một ví dụ sinh động là gần đây, Công ty Metro Star đã có văn bản gửi đích danh "ông Lê Kim Cường" vì status trên mạng xã hội. Cường là một cây viết trẻ.
Một cách nữa, là chọn khai thác những "khoảng trống" mà báo chí đang để lại: Giám sát - Phản biện xã hội. Đây là dự định của nhiều tờ báo, trong đó có SGGP. Nhưng bản thân các báo cũng sẽ khó khăn khi phản biện các quyết định của chủ quan, hay các cơ quan có quan hệ gần gũi với chủ quản, tạo khoảng trống.
"Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta", đó là câu nói chứa nhiều xót xa của Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam - nhà thơ Hữu Thỉnh.
Tôi tin sẽ không nhà báo, phóng viên nào hân hoan hay đau buồn nếu nhà nước nuôi hay không, bởi báo chí là lực lượng tiên phong, dẫn dắt xã hội. Không phụ thuộc vào nguồn lực nhà nước là xu thế bắt buộc, cũng là cơ hội để báo chí thay đổi, vượt thoát.
Thế giới đủ rộng lớn, cho tất cả.
Nguồn FB Đoàn Kiên Giang Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment