Nhiều cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ thái độ không hài lòng trước thông báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về một buổi tưởng niệm công khai trên toàn quốc dành cho những người đã tử vong trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Họ chỉ trích các nhà chức trách vì đã thực hiện buổi lễ trong khi không tiết lộ sự thật về vụ dịch.
Các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc đeo khẩu trang khi họ diễu hành cách xa quốc kỳ nửa người sau khi đứng nghiêm trong ba phút mặc niệm để đánh dấu ngày quốc tang tưởng nhớ các nạn nhân của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tại Ga Bắc Kinh ở Bắc Kinh vào ngày 4/4/2020. (Hình ảnh Kevin Frayer / Getty Images)
Lễ Thanh Minh (Qingming) là một ngày lễ truyền thống của người Trung Quốc và nhiều nước Đông Á khác, là dịp để người dân tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Ngày này thường được tổ chức sau tiết Xuân phân 15 ngày, và năm nay, nó rơi vào ngày 04/4.
Ngày 03/4, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã tuyên bố các hoạt động tưởng niệm đối với các nạn nhân của virus ĐCSTQ sẽ được tổ chức trên khắp đất nước vào ngày hôm sau.
The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán, căn nguyên của căn bệnh COVID-19, là “virus Đảng Cộng sản Trung Quốc” hay “virus ĐCSTQ”, vì ĐCSTQ đã che đậy và quản lý sai lầm, khiến đại dịch bùng phát, lây lan khắp Trung Quốc và gây ra đại dịch toàn cầu.
Cả nước cũng như các đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài sẽ thực hiện việc treo cờ rủ trong ngày này. Tất cả các hoạt động giải trí trong nước cũng sẽ bị đình chỉ. Đặc biệt, mọi người dân sẽ thực hiện việc tưởng niệm trong ba phút mặc niệm, bắt đầu lúc 10 giờ sáng ngày 04/4. Các phương tiện như ô tô, tàu hỏa, tàu chiến và phòng không cũng sẽ thổi còi.
Một số trang web của chính phủ Trung Quốc đã được chuyển đổi sang hai màu đen và trắng vào ngày 04/4, bao gồm trang web của Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính.
Báo Tân Hoa Xã đưa tin rằng một số nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm chủ tịch Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Khắc Cường và Ủy viên ban thường vụ Bộ chính trị Lật Chiến Thư, đã cài những bông hoa trắng trước ngực, đứng im lặng trong 3 phút mặc niệm bắt đầu lúc 10 giờ sáng ngày 04/4 tại khu phức hợp Trung Nam Hải của ĐCSTQ tại Bắc Kinh.
Lễ tưởng niệm công khai ở Bắc Kinh để thể hiện sự đau buồn đối với các nạn nhân của đại dịch viêm phổi Vũ Hán của nước này, đã thu hút... sự phản đối từ nhiều cư dân mạng Trung Quốc, những người nói rằng đây tuyệt đối là hành động “giả nhân giả nghĩa”.
Một cư dân mạng đã viết trên Weibo: “Các người [ĐCSTQ] đã ‘bóp nghẹt’ cổ họng họ khi họ còn sống, sau đó các người khóc thương trong ba phút sau khi họ qua đời. Các người đang làm kẻ đạo đức giả à? Liệu các người có thể đối tốt với mọi người khi họ còn sống không?”
Một cư dân mạng khác đã viết: “Tất cả những chiếc còi xe và còi báo động này không là gì so với âm thanh của ‘tiếng thổi còi’ đầu tiên”.
Các sinh viên Trung Quốc và những người ủng hộ đã tổ chức một buổi tưởng niệm cho bác sỹ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người đầu tiên lên tiếng về dịch virus Corona ở Vũ Hán, Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Những cư dân này đang ám chỉ sự việc chính quyền ĐCSTQ đã buộc 8 bác sĩ tiên phong thông báo về dịch bệnh phải im lặng, trong đó có bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, sau khi các bác sĩ này thông báo trên mạng xã hội Trung Quốc vào tháng 12/2019 về một dạng viêm phổi mới đang lan rộng ở thành phố Vũ Hán.
Bác sĩ Lý sau đó đã được triệu tập đến một đồn cảnh sát, nơi anh bị khiển trách vì “tung tin đồn nhảm” và bị buộc phải ký một văn bản “thú tội”. Bác sĩ Lý đã qua đời vào đầu tháng 2/2020 sau khi nhiễm virus Corona Vũ Hán từ một bệnh nhân bị nhiễm bệnh.
Cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự thất vọng sau khi chính quyền Bắc Kinh công bố kết quả điều tra vụ việc của bác sĩ Lý vào ngày 19/3, trong đó các sĩ quan tại đồn cảnh sát địa phương đã bị xử phạt hành chính. Một số cư dân mạng cho rằng kết quả này không thỏa đáng và thất bại trong việc công bố và bắt giữ những người thực sự chịu trách nhiệm về việc “bịt miệng” bác sĩ Lý.
Trong khi đó, một luật sư nhân quyền ở Bắc Kinh, đã yêu cầu giấu tên, cho biết ông tin rằng việc che giấu của Bắc Kinh đã dẫn đến sự lây lan của virus SARS vào năm 2002 và 2003, và lần này, việc che đậy còn nghiêm trọng hơn.
Đại dịch SARS từ năm 2002 đến 2003 đã lây nhiễm đến 2.769 người và gây tử vong cho 425 người bên ngoài Trung Quốc đại lục, theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Các chuyên gia cho biết số liệu các ca tử vong ở trong Trung Quốc đại lục có khả năng cao hơn nhiều so với con số được báo cáo chính thức.
Trong buổi phỏng vấn, vị luật sư này đã chia sẻ với The Epoch Times: “Bản chất tà ác của ĐCSTQ quyết định cách thức chính quyền này đối phó với khủng hoảng. Ưu tiên hàng đầu của ĐCSTQ không phải là bảo vệ mạng sống của người dân, mà là sự ổn định đối với quyền cai trị độc tài của họ”.
Ông nói rằng buổi tưởng niệm công khai chỉ là một “màn diễn” nhằm xoa dịu dư luận, vì các quan chức Trung Quốc vẫn tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận trong khi che đậy quy mô thực sự của vụ dịch.
Nhóm Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (CHRD), một nhóm vận động có trụ sở tại Washington, đã đưa ra một báo cáo vào ngày 01/4, ghi nhận 897 trường hợp liên quan đến người dùng Internet Trung Quốc bị cảnh sát phạt vì những “phát ngôn trực tuyến hoặc chia sẻ thông tin về virus Corona Vũ Hán” của họ từ ngày 01/1 đến ngày 26/3.
Báo cáo cho biết: “Các hình phạt do cảnh sát đưa ra phần lớn là: giam giữ hành chính, giam giữ hình sự, cưỡng chế mất tích, phạt tiền, cảnh cáo/ thẩm vấn, buộc tội và khiển trách giáo dục”.
Ông Li, một người dân ở quận Kiến An thuộc Vũ Hán, nói với The Epoch Times rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc là những người chịu trách nhiệm vì đã để loại virus Corona Vũ Hán này lây lan thành đại dịch. Thay vì buổi tưởng niệm công khai, Ông Li nói rằng cách thực sự để gửi lời chia buồn đến những người qua đời vì dịch bệnh là ĐCSTQ phải điều tra sự che đậy thông tin ban đầu và nguồn gốc của loại virus này.
“Nhiều nạn nhân của đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang kêu gọi ĐCSTQ xin lỗi và từ bỏ quyền cai trị của mình”, ông Li nói.
Du Miên/NTDVN Chính trị , Tin quốc tế , Y tế
No comments:
Post a Comment