Cập nhật tin tức nóng hổi

Dấu ấn từ Trần Bắc Hà - BIDV Nguy cơ mất vốn cả chục nghìn tỷ và những hệ lụy?

Tính đến hết năm 2019, nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lên tới 11.356 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 7.170 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Vấn đề nợ xấu luôn được các nhà đầu tư quan tâm tại các ngân hàng thương mại, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của mỗi nhà băng. Nhiều năm qua, BIDV luôn nằm trong top những ngân hàng có khối nợ xấu khủng, đặc biệt là khoản nợ có khả năng mất vốn.

Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2019 vừa được công bố, tính đến hết năm vừa qua, nợ xấu (khoản mục cho vay khách hàng) của BIDV ở mức gần 19.500 tỷ đồng, tăng so với mức 18.800 tỷ đồng hồi đầu năm 2019.
Dấu ấn từ Trần Bắc Hà - BIDV Nguy cơ mất vốn cả chục nghìn tỷ và những hệ lụy?
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đáng chú ý, trong khi nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 giảm thì nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của BIDV rất mạnh. Cụ thể, nợ có khả năng mất vốn của BIDV tăng từ mức 7.170 tỷ đồng hồi đầu năm lên tới 11.356 tỷ đồng đến cuối năm.

Đáng nói, nợ xấu ở mức cao tương đương với tỷ lệ rủi ro cho vay cũng là sức ép đè nặng lên ngân hàng. Tuy nhiên, cuối tháng 11/2019, BIDV đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép áp dụng tiêu chuẩn Basel II trước thời hạn.

Không những vậy, một trong những ''con nợ'' lớn của BIDV là Công ty CP Bao bì nhựa Sài Gòn mới đây được TAND TP HCM ban hành quyết định mở thủ tục phá sản. Chủ nợ lớn nhất của doanh nghiệp này là BIDV - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa với dư nợ hơn 399,5 tỷ đồng.

Được biết, tài sản đảm bảo của Công ty CP Bao bì nhựa Sài Gòn đối với khoản vay tại BIDV là máy móc thiết bị, nguyên liệu, quyền sử dụng đất của công ty và quyền sử dụng đất của bên thứ 3.

Với việc Công ty CP Bao bì nhựa Sài Gòn phá sản, vậy, BIDV có thể thu hồi được khoản nợ gần 400 tỷ đồng tại doanh nghiệp trên hay không?

Còn nhớ, hồi tháng 2 vừa qua, BIDV cũng đã công bố lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là khoản nợ của Công ty Cổ phần ô tô Xuân Kiên Vinaxuki và Công ty TNHH MTV ôtô Xuân Kiên Vinaxuki Thái Nguyên.

Cụ thể, tài sản thứ nhất là 138.814,7m2 đất tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội. Thứ hai là máy móc thiết bị tại Nhà máy Vinaxuki Mê Linh. Thứ ba là quyền khai thác mỏ quặng Antimon và dây chuyền tuyển quặng tại Thôn 15, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Cuối cùng là tài sản gắn liền với đất của Nhà máy Vinaxuki Thái Nguyên tại Khu B-KCN Nam Phổ Yên, Thái Nguyên.

Giá khởi điểm của khoản nợ này bằng gốc cộng lãi vay tính đến thời điểm BIDV thông báo cho công ty dịch vụ đấu giá triển khai phiên đấu giá đầu tiên. Tổng dư nợ gốc và lãi tính đến hết ngày 15/9/2019 là 1.265 tỷ đồng.

Đáng nói, Công ty Cổ phần ô tô Xuân Kiên Vinaxuki cũng đang rơi vào hoàn cảnh bết bát, liệu các tài sản đảm bảo của doanh nghiệp trên có đủ để BIDV thu hồi được khoản nợ đã cho vay?

Mặt khác, trên thị trường chứng khoán, do ảnh hưởng chung trước tình hình dịch Covid-19, cổ phiếu BID của BIDV đang có chuỗi ngày tồi tệ.

Theo dữ liệu giao dịch, kết thúc phiên 30/3, cổ phiếu BID chốt ở mức 30.900 đồng, mức này giảm khoảng 30% so với thị giá thời điểm đầu năm. Cổ phiếu giảm khiến mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán cũng giảm từ mức 188.600 tỷ đồng (ngày 2/1) xuống còn 124.300 tỷ đồng (ngày 30/3).

Văn Huy/Tuoitrethudo ,

No comments:

Post a Comment