Cập nhật tin tức nóng hổi

Doanh nghiệp đang sống chậm hay chết chậm giữa mùa dịch Covid-19?

Một ngày bình thường của Tuyết, 20 tuổi, sinh viên Cao đẳng Công thương TP.HCM là sáng phụ bán cà phê và chiều lên giảng đường.
Doanh nghiệp đang sống chậm hay chết chậm giữa mùa dịch Covid-19?
Ảnh minh họa.

Gần hai tháng nay, mọi việc đảo lộn với Tuyết. Cô sinh viên người Bình Định đã không thể lên giảng đường, không được phụ bán cà phê và không thể về quê vì lo ngại dịch bệnh nCoV-19 lây lan.

Người chủ doanh nghiệp của chuỗi cà phê bán lẻ mà Tuyết làm công cũng không khá hơn nhân viên của mình. Ông đã đầu tư tiền tỷ cho mỗi quán và tất cả số tiền vay mượn đang khiến ông phải thanh lý các tài sản hiện có để trả nợ, nếu dịch kéo dài tới tháng 6.

Hãy nhìn con số thống kê ở tầm vĩ mô của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân thuộc tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ: 1200 doanh nghiệp khi được hỏi tới đã không giấu sự lo lắng khi cho rằng, có đến 74% đứng trước nguy cơ phá sản vì tình hình dịch bệnh.

Nguy cơ đến từ chi phí vận hành, tiền trả mặt bằng, các khoản vay, lương cho người lao động...

Và nếu nhìn vào số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý I/2019, Việt Nam có khoảng 55 triệu người đang trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ này chiếm một nửa dân số cả nước.

Sẽ là khủng hoảng thật sự nếu doanh nghiệp không được ứng cứu kịp thời. Khó khăn sẽ khiến doanh nghiệp buông xuôi. Chủ sở hữu doanh nghiệp có tiền và trách nhiệm phải chịu khi thành lập doanh nghiệp là trách nhiệm hữu hạn (trừ doanh nghiệp tư nhân). Nghĩa là giới hạn phần vốn góp, cổ phần có bị mất đi thì tài sản cá nhân không bị ảnh hưởng.
Doanh nghiệp đang sống chậm hay chết chậm giữa mùa dịch Covid-19?
Chủ doanh nghiệp vẫn có thể sống chậm nhưng người lao động ăn lương công nhật sẽ đối diện hàng ngàn tình huống khó khăn. Tệ nạn xã hội bùng phát và an ninh xã hội lại đè nặng lên nền kinh tế Việt Nam.

Chính phủ đã nhanh nhạy khi hoãn, giãn nợ với gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lên 250.000 tỷ đồng. Và mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ kích thích tài khóa lên đến 150.000 tỷ đồng nữa, thậm chí cao hơn để hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khi trao đổi với Báo Sạch đều cho rằng, việc vay tiền lúc này không phải là khả thi với doanh nghiệp. Họ lo lắng khi các khoản vay xong lại không thể hoạt động, sản xuất vì tình trạng kinh doanh phải đóng cửa khi không được tập hợp đông người. Như vậy, khoản vay sẽ làm doanh nghiệp thêm lo vì phải gánh thêm nợ và lãi suất.

Ông Lâm, chủ chuỗi cà phê đang kinh doanh cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự thích ứng với hoàn cảnh hơn là trông chờ vào chính phủ. Trước mắt, các doanh nghiệp có thể mua hàng hóa của nhau, hoặc cung ứng các loại dịch vụ trực tuyến để giải quyết hàng tồn và đặc biệt là tạo ra các phẩm phù hợp với tình hình hiện nay.

Giải pháp tiếp theo là ngân hàng nên giảm lãi suất vay xuống còn 50% đối với doanh nghiệp vay ngắn hạn để trả lương cho người lao động. Khoản vay này sẽ được trả vào năm sau khi không còn dịch bệnh.

Như vậy, cả xã hội sẽ cùng nhau gồng gánh khó khăn và quỹ tín dụng của Chính phủ được sử dụng hiệu quả hơn để tránh nợ xấu cho ngân hàng và các tiêu cực chính sách có thể có.

Muốn được vậy, các địa phương nên tạo điều kiện phát triển kinh doanh trực tuyến, bán sản phẩm đem đi, giao hàng tại nơi trung lập hơn là thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ một cách máy móc là cấm đoán mọi hoạt động kinh doanh...

Trong một diễn biến liên quan, hãng bột giặt Lix - cái tên đang gây "bão mạng" (Báo Sạch đã thông tin, link trong comment) - đã phải gửi công văn đến Chủ tịch UBND TP.HCM phản ánh về nội dung báo chí đăng bài về sự nhập nhèm sản phẩm rửa tay diệt khuẩn của LIX không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của công ty.

Tổng Giám đốc Công ty CP Bột giặt Lix (thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam), ông Cao Thanh Tín nói mình rất thất vọng và đã yêu cầu báo đính chính nội dung đăng tải hời hợt, thiếu khách quan làm hoang mang dư luận trong tình hình cả nước phòng chống dịch và doanh nghiệp đã rất nỗ lực chung tay với cộng đồng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả phù hợp...

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, làm đảo lộn mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, doanh nghiệp bị bủa vây bởi rất nhiều khó khăn, ông Cao Thành Tín cho rằng, lúc này truyền thông, báo chí phải đứng về phía doanh nghiệp trong nước để bảo vệ doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng, thay vì bị kích động bởi các động cơ xấu của việc cạnh tranh không lành mạnh làm tổn thương thêm doanh nghiệp.

Theo Báo Sạch , ,

No comments:

Post a Comment