Quyết định tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ Tổng thống Donald Trump đã thu hút sự khen ngợi từ nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ, khi tổ chức này ngày càng bị soi xét kỹ lưỡng về mối quan hệ với Bắc Kinh và cách thức xử lý đại dịch của mình.
Ông Trump vào ngày 15/4 tuyên bố việc cấp ngân sách sẽ bị tạm dừng từ 60 đến 90 ngày trong khi chờ xem xét lại để đánh giá vai trò của WHO trong việc quản lý yếu kém và che đậy sự lây lan của virus corona một cách nghiêm trọng. Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp hơn 400 triệu đô la trong năm 2019. Số này xấp xỉ 12% ngân sách của WHO.
Động thái này được một số nhà lập pháp Hoa Kỳ và các nhà hoạt động nhân quyền hoan nghênh, cho dù nó cũng nhận được sự chỉ trích từ một số bên trong cộng đồng quốc tế, bao gồm cả tổng thư ký Liên Hợp Quốc và bộ ngoại giao Trung Quốc.
Những nhà lập pháp này trước đây đã lên án chế độ Trung Quốc về vai trò của nước này khi coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của đại dịch trong giai đoạn đầu.
Các thành viên đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban Giám sát Hạ Viện đăng tweet với nội dung: “Ai biết được thế giới sẽ tốt hơn bao nhiêu nếu Trung Quốc thành thật? Hoặc nếu WHO đã không lặp lại như vẹt lời dối trá của chế độ này? Tổng thống có quyền dừng tài trợ cho WHO đến khi chúng ta có thể truy đến tận cùng việc ứng phó trước nạn virus từ WHO và mối quan hệ của họ với Bắc Kinh”.
“Tiền đóng thuế của người dân Mỹ không nên được rót vào một tổ chức chỉ quan tâm đến việc xoa dịu Đảng Cộng sản Trung Quốc hơn là bảo vệ sức khỏe toàn cầu”, một nhà lập pháp khác, ông Guy Reschenthaler viết trên Twitter.
Các nhà lập pháp khác bao gồm thượng nghị sĩ Rick Scott, Josh Hawley và các dân biểu Jim Banks, Jim Jordan, Greg Steube cũng ủng hộ việc cắt giảm kinh phí này. Gần đây, một nhóm thượng nghị sĩ đã viết một lá thư cho WHO yêu cầu tổ chức này công bố thông tin về sự phản ứng thất bại và chậm trễ của họ trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trưởng Ủy ban giám sát Thượng viện cũng cho biết họ sẽ điều tra về việc ứng phó với đại dịch của WHO.
Trong khoảng 3 tuần sau khi WHO được thông báo về sự bùng phát vào ngày 31/12/2019, tổ chức này đã lặp lại tuyên bố từ các quan chức Trung Quốc rằng không có bằng chứng về việc virus này có thể lây nhiễm. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ Trung Quốc đã biết được virus này lây lan từ người sang người từ khá lâu trước khi họ công khai xác nhận việc này vào ngày 20/1.
Gần đây, một quan chức của WHO, bác sỹ Maria Van Kerkhov, một chuyên gia về bệnh đường hô hấp, nói rằng bà nghi ngờ virus này có thể lây nhiễm từ người sang người “ngay từ đầu” khi WHO lần đầu tiên được thông báo về nó.
Tổ chức này cũng bị chỉ trích vì cách họ đối xử với Đài Loan, vốn bị gạt ra khỏi tư cách thành viên theo lệnh của chế độ Trung Quốc, khi coi hòn đảo tự trị này là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Đài Loan cũng không được cung cấp thông tin kịp thời để đối phó virus.
Các quan chức Đài Loan cũng đã cáo buộc WHO lờ đi yêu cầu về thông tin từ quốc gia này được gửi vào ngày 31/12/2019.
Nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông, Hoàng Chi Phong đã gọi WHO là “một cánh tay của chính sách ngoại giao Trung Quốc”, đồng thời anh cũng phê phán WHO đã tránh né Đài Loan.
Ông Marion Smith, giám đốc một tổ chức phi lợi nhuận ở Washington cho biết rằng Tổng thống Trump nên dừng các khoản tài trợ cho WHO đến khi tổng giám đốc của tổ chức này, ông Tedros Ghebreyesus được thay thế. Ông nói thêm rằng chính WHO đã giúp che đậy những lời dối trá của chính quyền Trung Quốc trong dịch viêm phổi Vũ Hán.
Theo The Epoch Times Chính trị , Tin quốc tế , Y tế
No comments:
Post a Comment