Nguyễn Xuân Đường (hay còn gọi là Đường Nhuệ, SN 1971, trú TP.Thái Bình, Thái Bình, một tay xã hội đen có tiếng ở Thái Bình) bị bắt. Thông tin này ngay lập tức chấn động dư luận, nhưng không phải chấn động về hành vi cố ý gây thương tích mà Đường bị khởi tố, dư luận bị “hút” vào vụ này bởi vì “ung nhọt” đó cuối cùng cũng được động đến sau thời gian tung hoành, tác oai tác quái ở quê lúa quá lâu.
Quan chức thoái hoá “bảo kê”
Đường Nhuệ, vợ Đường Nhuệ (Nguyễn Thị Dương (SN 1980, Giám đốc Công ty TNHH Đường Dương, công ty kinh doanh bất động sản) cùng 4 đàn em của chúng vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ để điều tra hành vi “Cố ý gây thương tích”. Dư luận địa phương rúng động với thông tin này, có người hả hê những cũng có người vẫn e sợ trước đám chân tay của Đường.Vợ chồng Đường Nhuệ – Ảnh: LÊ HƯƠNG
Vì mâu thuẫn trong việc gửi hàng xe khách đi Hà Nội, vợ chồng Đường gọi hẳn nạn nhân đến nhà mình rồi đánh đến thương tích 14%. Những tưởng đó cũng chỉ là những việc như “cơm bữa” mà đám “xã hội đen” như Đường Nhuệ vẫn làm và lại không hề hấn gì trước pháp luật, nhưng không, lần này Đường Nhuệ đã nhầm.
Từ vụ án “Cố ý gây thương tích” mà Công an Thái Bình khởi tố, một loạt các thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật khác của cặp vợ chồng tai tiếng này cũng được dư luận bàn tán như đấu giá bất động sản, bảo kê hoả táng người chết… Xác minh điều tra, Công an Thái Bình tiếp tục khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, bắt một số người liên quan, trong đó có Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái Bình vì có liên quan đến hoạt động vi phạm của Đường Nhuệ.
Giới chuyên gia nhìn nhận, từ trước đến nay có nhiều đại án được “khai thông” từ vụ việc nhỏ, và với Đường Nhuệ, dư luận cả nước cũng có hy vọng tương tự sau những diễn biến vừa qua. Các quan chức đầu tỉnh cũng đều có phát biểu, rằng sự việc phải được xử lý triệt để, đúng người, đúng tội, tuy nhiên dư luận lại có những băn khoăn, sao đến khi Thái Bình có giám đốc Công an mới, Đường Nhuệ mới bị “sờ gáy”?
Trên địa bàn cả nước, ngoài băng nhóm Đường Nhuệ, lịch sử tố tụng Việt Nam còn ghi nhận những nhóm lợi ích giữa “xã hội đen” và quan chức thoái hoá, vụ án Năm Cam trước đó cũng là một vụ việc như vậy. Trương Văn Cam (Năm Cam) cầm đầu tổ chức tội phạm theo kiểu “xã hội đen” liên tục gây ra nhiều tội ác trên địa bàn TP.HCM và nhiều tỉnh thành trong một thời gian rất dài. Y hối lộ, giết người, tổ chức đánh bạc, bảo kê, tín dụng đen, tranh giành địa bàn…
Sau khi chuyên án được triệt phá, một loạt quan chức thoái hoá đã lộ diện vì bảo kê cho Năm Cam. Vụ án được điều tra từ những năm 2000, nhưng đến nay những gì xảy ra trong vụ án Năm Cam, theo dư luận, nó lại đang dần được tái hiện ở vụ bắt Đường Nhuệ. Hay như vụ bảo kê cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ của cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh – cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an), tướng Vĩnh “nhập kho” nguồn cơn từ một vụ lừa đảo thẻ nạp điện thoại, đường dây đánh bạc nghìn tỷ lộ diện với những mưu mô, phơi bày nhóm lợi ích.
Sự yếu kém của chính quyền?
Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) nhìn nhận, tội phạm có tổ chức (băng, ổ, nhóm tội phạm) và tội phạm về chức vụ là những loại tội phạm khó đấu tranh, khó xử lý nhất hiện nay. Khi tội phạm có tổ chức dạng băng nhóm tội phạm cấu kết với một số cán bộ thoái hóa biến chất sẽ làm lũng loạn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.Đôi khi có thể những người có chức vụ sử dụng băng nhóm như một công cụ để thanh trừng, gây thanh thế và là công cụ để kiếm tiền. Còn các băng nhóm tội phạm thì lại sử dụng các mối quan hệ từ quan chức thoái hóa để có thêm sức mạnh, khi thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ được bao che, dung túng”.
Luật sư Đặng Văn CườngTheo luật sư Cường, pháp luật Việt Nam hiện nay có đầy đủ các chế tài hành chính và hình sự, có nhiều lĩnh vực pháp luật, là công cụ pháp lý quan trọng để đấu tranh với các loại tội phạm. Ngoài ra lực lượng cảnh sát rất hùng hậu, với phương tiện kĩ thuật hiện đại, kinh nghiệm dày dạn trong đấu tranh phòng chống tội phạm nên không có chuyện lực lượng phòng chống tội phạm ở Việt Nam lại chịu thua các đối tượng phạm tội ở bất cứ nhóm, loại tội phạm nào.
Trụ sở Công ty bất động sản Đường Dương tại TP.Thái Bình
“Bởi vậy, nếu địa phương nào mà có những băng nhóm tội phạm hoạt động ngang nhiên, công khai, nổi cộm, gây nhức nhối trong xã hội thì chỉ có thể là sự yếu kém của lãnh đạo chính quyền hoặc có sự dung túng, tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa, biến chất” – luật sư Cường nêu quan điểm.
Với việc xử lý những băng nhóm tội phạm mà phía sau có sự bao che, dung túng của người có chức vụ quyền hạn hoặc những nhóm tội phạm hoạt động nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm, có tiềm lực về kinh tế, luật sư Cường nhận định cơ quan chức năng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc triệt phá, khống chế. Những vụ án băng ổ nhóm lớn bị triệt phá trong thời gian gần đây cho thấy, mỗi vụ án lớn như vậy lại có những cán bộ thoái hóa, biến chất đứng sau…
Nói về mối quan hệ giữa các băng nhóm “xã hội đen” trong nhóm lợi ích, luật sư Cường cho rằng, tội phạm về chức vụ và các băng nhóm hoạt động kiểu “xã hội đen” đều có một cái chung là lợi ích kinh tế. Khi quyền lực nhà nước bị lạm dụng, cán bộ thoái hoá đã dùng quyền lực để phục vụ cho các băng nhóm tội phạm thì sẽ có sự ăn chia lợi ích kinh tế thu được của các băng nhóm hoạt động tội phạm với những người có chức vụ.
Theo luật sư Cường, các băng nhóm hoạt động xã hội đen sẽ rất khó có thể tồn tại được nếu như không có những cán bộ thoái hóa biến chất chống lưng. Bởi vậy muốn đấu tranh với loại tội phạm băng ổ nhóm phải tìm ra đối tượng chống lưng từ người có chức vụ hoặc phải nhìn thấy sự yếu kém trong công tác quản lý của cơ quan có liên quan.
Minh Nhật/DV Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment