Cập nhật tin tức nóng hổi

Vụ mua máy xét nghiệm Covid-19: Đừng ngụy biện trơ trẽn thế!

Nhiều tỉnh rục rịch đàm phán với nhà cung cấp để "xin" giảm giá lắp đặt máy xét nghiệm Covid-19 trong bối cảnh Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam một loạt sâu mọt là cán bộ ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội - CDC vì hành vi nâng khống giá lắp đặt thiết bị xét nghiệm Covid-19.
Vụ mua máy xét nghiệm Covid-19: Đừng ngụy biện trơ trẽn thế!
UBND tỉnh Quảng Nam chi ngân sách mua Hệ thống xét nghiệm Real - time PCR trị giá hơn 7 tỷ đồng

Mạng xã hội đang xôn xao với việc tỉnh Quảng Ninh mua máy xét nghiệm Covid giá 8,4 tỷ đồng vào thời điểm tháng 3. Sau khi làm việc với Bộ Công an đã lật đật ký phụ lục giảm giá xuống còn 7 tỷ đồng và đến cuối tháng 3/2020 thì chốt giá xuống còn 5,2 tỷ đồng. Giờ thông tin từ Sở Y tế tỉnh này cho biết địa phương chưa thanh toán tiền mua máy xét nghiệm Covid-19 và sẽ cho thanh tra việc mua sắm thiết bị.

Rồi các địa phương khác rục rịch "đàm phán" để giảm giá. Có tỉnh mua máy 6,2 tỷ sau đó "đàm phán" giảm xuống còn 5,4 tỷ đồng. Tỉnh Thái Bình cũng đã mua máy 6 tỷ đồng nay "đàm phán" giảm được 200 triệu đồng.

Thật nực cười cho cái trò "đàm phán" giảm giá này. Nếu Bộ Công an không làm mạnh tay bắt một loạt cán bộ sâu mọt ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật - CDC Hà Nội vì những sai phạm xung quanh việc mua sắm thiết bị xét nghiệm Covid-19, nâng khống giá để ủ mưu bớt xén tiền thuế của dân, thì liệu các địa phương này có sốt sắng "đàm phán" với đơn vị cung cấp để giảm giá lắp đặt thiết bị Covid-19 hay không?

Nếu không có chuyện Bộ Công an ra tay thì liệu các địa phương có làm ra vẻ xót xa cho dân cho nước để chủ động đàm phán hạ giá xuống làm lợi cho ngân sách quốc gia hay không? Hay vì thấy cái lò cụ tổng mở cửa quá to chuẩn bị đón mình mà sợ thót cả bộ phận nhạy cảm mới tỏ ra tốt như vậy?

Quy trình mua sắm thiết bị làm tài sản công không hề đơn giản, phải qua rất nhiều khâu nhiều bước trong đó có khâu lựa chọn nhà thầu hoặc chỉ định thầu, thỏa thuận giá, được duyệt giá rồi mới đến khâu lắp đặt thiết bị và thanh toán tiền.

Thế mà thông tin ở tỉnh Quảng Ninh được báo chí mới đăng tải là tỉnh này bác thông tin mua thiết bị xét nghiệm Covid-19 với giá cao, chưa thanh quyết toán tiền với đơn vị cung cấp. Đó là một cách ngụy biện coi thường cảm xúc của nhân dân. Chưa thanh toán tiền không có nghĩa là không biết giá, chốt giá "thỏa thuận" trước rồi. Không chốt giá trước thì sao biết giá bao nhiêu để mà "đàm phán" giảm giá?

Mua một cái máy xét nghiệm Covid-19 giá 6-8 tỷ đồng (giá thực tế không quá 4 tỷ đồng) chứ đâu phải mua một món hàng bình thường giá chỉ vài chục ngàn đồng và càng không phải mua một mớ rau vài ngàn đồng của chị hàng rong ở Bãi Cháy, Hạ Long mà kêu là chưa chốt giá, chưa biết giá bao nhiêu để rồi ngụy biện chưa thanh quyết toán tiền nên bác chuyện mua thiết bị với giá cao.

Việc duyệt giá mua sắm thiết bị phải được UBND tỉnh quyết định. Không biết ông Nguyễn Văn Thắng - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - có biết chuyện này không? Rồi những người đứng đầu ở các tỉnh rục rịch xin giảm giá nữa, bộ mù đui hay sao mà không biết giá bao nhiêu?

Trong khi cả nước đang ngày đêm góp công sức dập dịch, Chính phủ chắt chiu từng đồng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn mùa dịch để cứu vãn nền kinh tế, lo cho dân nghèo vượt qua khó khăn thì những con sâu mọt ngồi mát mưu đồ để ăn từng đồng ngân sách, lạm từng cắc tiền thuế của dân. Không thể chấp nhận những loại cán bộ ăn cơm của dân, mục ruỗng ngân sách rồi còn mở miệng ngụy biện chà đạp lên cảm xúc của người dân như vậy được.

Ăn cái gì chứ ăn tiền thuế của dân trong mùa dịch khó khăn này thì chỉ có thể là loại cán bộ ăn máu tới tháng, chỉ có thể là loại ăn ... của nhân dân.

Nguồn FB Võ Đức Phúc
, , ,

No comments:

Post a Comment