Cập nhật tin tức nóng hổi

12 năm đã qua, bao nhiêu tổn thất, hết cả tuổi trẻ, một đời người... hãy công minh

“Quãng thời gian qua rất dài, mỗi lần đám giỗ con hoặc ai tới nhà nhắc tên là tôi chỉ biết khóc...”,

Lau vội nước mắt trên má, bà Thắm đưa chúng tôi ra thăm phần mộ của hai cô gái xấu số nằm cạnh nhau ở phía sau vườn cây xoài đang mùa cho trái chín.

Bà Thắm - mẹ của nhân viên Bưu cục Cầu Voi bị sát hại, chia sẻ: 'Mong tòa xác định lần cuối cùng thủ phạm. Chúng tôi mệt mỏi lắm rồi!'.
12 năm đã qua, bao nhiêu tổn thất, hết cả tuổi trẻ, một đời người... hãy công minh
Toàn cảnh phiên tòa

Tại phiên xử giám đốc thẩm, đại diện viện kiểm sát đề nghị thực nghiệm lại hiện trường để xác định thời gian, thời điểm Hồ Duy Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi khi xảy ra án mạng.

Sáng 7-5, phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về tội "giết người" và "cướp tài sản" liên quan đến án mạng 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) tiếp tục ngày làm việc thứ 2.

Những vấn đề liên quan đến lời khai nhân chứng, xác định thời gian Hải có mặt tại hiện trường vụ án được đưa ra để các bên đánh giá.

Vì sao tòa sơ thẩm không triệu tập nhân chứng?

12 năm đã qua, bao nhiêu tổn thất, hết cả tuổi trẻ, một đời người... hãy công minh
Mẹ, dì út và em gái của Hồ Duy Hải chờ đợi bên ngoài trụ sở Tòa án tối cao

Tại phiên xử, đại diện Hội đồng thẩm phán đọc lại nguyên văn bút lục 20 về lời khai của nhân chứng là Đinh Vũ Thường.

Theo đó, tối 13-1-2008, sau khi đưa bạn gái đi làm, anh Thường chạy xe đến Bưu điện Cầu Voi. Khi vào trong, anh Thường thấy 1 người nữ ngồi ngoài ghế salon, 1 thanh niên ngồi giữa trên ghế "cúi đầu bấm cái gì đó, có ánh đèn màu sáng hiện lên". Anh Thường khai đoán thanh niên đang bấm điện thoại.

"Người thanh niên để tóc hai mái, khi cúi xuống tóc phủ lên mí mắt, không cắt cao như đầu đinh, không để dài quá tai. Thanh niên mặc áo thun ngắn, tay màu sáng đen hoặc xanh đen, có cổ áo hay không thì không xác định... Tôi đứng cách đó khoảng 5-6m", lời khai của nhân chứng được công bố.

Cũng trong lời khai, nhân chứng Thường xác nhận nam thanh niên ngồi ghế salon chỉ nhìn thoáng qua không nhớ mặt, không thể nhận dạng qua khuôn mặt được.

Đại diện Hội đồng thẩm phán đặt vấn đề: Cơ sở nào tòa vẫn tiến hành xét xử vụ án khi không triệu tập nhân chứng? Việc vắng mặt nhân chứng tại phiên tòa có ảnh hưởng đến kết quả xét xử không? Vấn đề này, luật sư Trần Hồng Phong cũng đã nêu lên và nhấn mạnh là vấn đề rất quan trọng.

Có mặt tại phiên xử giám đốc thẩm, đại diện tòa sơ thẩm lý giải rằng khi thẩm tra vụ án có lấy lời khai nhân chứng Thường. Nhân chứng này khai phù hợp với lời khai của Hồ Duy Hải và lời khai của các nhân chứng khác về thời gian tối đó có mặt Hồ Duy Hải.

Theo đại diện tòa sơ thẩm, việc vắng mặt nhân chứng Thường không ảnh hưởng đến việc xét xử vì đã có lời khai trong quá trình điều tra.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đặt vấn đề có lời khai của nhân chứng Thường, tại sao không đưa vào hồ sơ vụ án?

Điều tra viên của vụ án lý giải ngày 19-1-2008, cơ quan điều tra lấy lời khai lần đầu tiên với anh Thường. Nhân chứng khai là người xuất hiện tại Bưu điện Cầu Voi vào tối xảy ra vụ án.

"Khi đó, cơ quan điều tra xác định làm việc với Thường với tư cách là đối tượng tình nghi trong vụ án. Trong quá trình làm việc đã tập trung làm rõ về thời gian có mặt, nhân thân, nhận dạng, sau đó, cơ quan điều tra lưu hồ sơ với các đối tượng tình nghi khác.

Cơ quan điều tra lưu hồ sơ lời khai của Thường với tư cách là đối tượng tình nghi phạm tội, chứ không phải là nhân chứng vụ án" - đại diện cơ quan điều tra lý giải.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng đại diện viện kiểm sát còn băn khoăn về việc tính toán xem thời gian đó Hải có mặt hay không có mặt ở hiện trường; căn cứ thời gian các hoạt động của Hải tối hôm đó thì chưa hợp lý.

"Nhưng sự có mặt của Hải không chỉ chứng minh bằng thời gian mà theo cơ quan điều tra giải trình, còn bằng những chứng cứ khác. Chúng ta phải tổng hợp chứng cứ mới chứng minh được vấn đề này" - ông Bình nói.

  • Thứ nhất là dữ liệu điện thoại.
  • Thứ hai, thực nghiệm điều tra về khoảng thời gian Hải có mặt tại hiện trường là phù hợp.
  • Thứ ba, nhận dạng trong lời khai của nhân chứng Thường chưa xác nhận chính xác thanh niên đó là Hải vì hai người này không biết nhau, không thể nhìn qua là nhận dạng được. Nhưng mô tả đặc điểm nhận dạng là tương đồng, đặc biệt có một chi tiết phù hợp lời khai của Hải là cầm điện thoại và Thường cũng nhìn thấy.
  • Đề nghị thực nghiệm lại hiện trường

Theo đại diện viện kiểm sát, kết luận về thời gian Hải có mặt ở bưu điện đều từ những chứng cứ gián tiếp.

Đại diện viện kiểm sát cho rằng dữ liệu của bưu điện có cuộc điện thoại của Hải nhưng là từ buổi trưa (lúc 11h25 ngày 13-1-2008), không có ý nghĩa chứng minh gì.

Lời khai của nhân chứng chỉ nói nhìn thấy có 1 thanh niên, cũng chỉ nói về khoảng thời gian là "khoảng 19h nhìn thấy". Anh Đinh Vũ Thường nói có nhìn thấy gì "có ánh đèn màu sáng" nhưng cũng không có căn cứ chứng minh đấy là điện thoại.

Người bán hoa quả gần bưu điện cũng chỉ xác nhận có chị V. đến mua hoa quả, còn không xác nhận được người đưa tiền cho V. mua hoa quả là Hồ Duy Hải.

Cơ quan điều tra giải thích Thường là đối tượng tình nghi nên lời khai không đưa vào hồ sơ nhân chứng. Nhưng lời khai này là một chứng cứ quan trọng trong vụ án nên đề nghị cung cấp cho viện kiểm sát và hội đồng giám đốc thẩm.

Từ những lập luận trên, đại diện viện kiểm sát đề nghị cần thực nghiệm lại hiện trường vụ án. Trong đó tính cả thời gian Hải có mặt ở tiệm cầm đồ, đi trả xe... rồi từ đó đến bưu điện. "Chứ chúng ta không ngồi đây để suy diễn về khoảng thời gian" - đại diện viện kiểm sát nói.

Đại diện viện kiểm sát cũng cho rằng tòa án hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá động cơ, mục đích. Bởi khi xét xử tòa án phải đánh giá toàn diện những vấn đề đó, hai bản án đó phải hủy và xem xét lại.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình đồng tình đây là những chứng cứ gián tiếp. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng nếu tách ra từng lời khai, tình tiết, chứng cứ một cách độc lập thì không nói lên điều gì, nhưng tổng hợp lại thì sẽ có vấn đề.

"Tại sao lại có nhiều vấn đề trùng hợp nhau đến như vậy với lời khai của Hải. Chúng ta không thể lấy từng việc, chẻ ra để phủ định từng cái", ông Bình đặt vấn đề.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình đề nghị đến phần đánh giá chứng cứ, các thẩm phán sẽ đánh giá tổng thể các chứng cứ.

Ông Bình cũng đề nghị viện kiểm sát đánh giá tính hợp lý những tài liệu luật sư Trần Hồng Phong cung cấp về lời khai của Đinh Vũ Thường vào ngày 17-12-2011.

Trước đó, luật sư Phong đề cập giấy xác nhận của nhân chứng Thường, trong đó nhân chứng khẳng định: "Không được các cấp tòa mời tham gia vụ án với tư cách nhân chứng". Trong khi đó, lời khai của Thường nói không nhận dạng được Hồ Duy Hải nhưng trong cáo trạng nêu Thường đã nhìn thấy Hải tại khu vực Bưu điện Cầu Voi buổi tối vụ án diễn ra.

Theo đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tài liệu này phát sinh trong giai đoạn xét xử. Với phạm vi của phiên xét xử giám đốc thẩm, không chỉ xem xét trong nội dung kháng nghị mà còn đánh giá tất cả các vấn đề liên quan vụ án.

Tuy nhiên, chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng chứng cứ này là bản photo, chưa có công chứng, không giám định chữ viết, chữ ký nên không đủ tin tưởng là chữ ký của ai và không thể đưa ra để làm căn cứ xét xử được.

Ông Bình cũng cho rằng về mặt nội dung thì chứng cứ này không có gì mới so với nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Vụ án Hồ Duy Hải: ‘Mong tòa lần cuối xác định thủ phạm’

Hay tin TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, mẹ của nhân viên Bưu cục Cầu Voi bị sát hại, chia sẻ: 'Mong tòa xác định lần cuối cùng thủ phạm. Chúng tôi mệt mỏi lắm rồi!'.

Ước mơ dang dở

Trong những ngày TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải về tội giết người và cướp tài sản, chúng tôi tìm đến thăm gia đình 2 nhân viên Bưu cục Cầu Voi, 2 nạn nhân bị sát hại cách đây hơn 12 năm.

Tiếp chúng tôi ở ngôi nhà cấp 4 vừa mới xây xong, bà Nguyễn Thị Ngọc Thắm (63 tuổi, P.Tân Khánh, TP.Tân A, Long An), mẹ ruột nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng, kể gia đình có 4 người con gái, chị Hồng là con gái đầu lòng. Thời điểm chị Hồng đi làm việc ở Bưu cục Cầu Voi thì 2 người em út còn đi học.

Hoàn cảnh thật trớ trêu, người em kế chị Hồng bị tật nguyền bẩm sinh, hiện 35 tuổi nhưng nằm một chỗ, mọi sinh hoạt, ăn uống phải có người lo. Cuộc sống gia đình bà Thắm nhiều khó khăn. Nhà chỉ có 2 công đất đang trồng dừa nên chồng bà, ông Nguyễn Văn Mừng phải đi làm thuê ở nhà máy xay xát lúa gạo. Hai người em của chị Hồng thì một người đang đi làm công nhân, một người đi học tại một trường cao đẳng ở TP.HCM.

Theo bà Thắm, cuộc đời chị Hồng chưa được ngày nào sung sướng. “Được đi làm ở bưu điện, Hồng thường nói với vợ chồng tôi là sẽ dành dụm dụm tiền lương để lo cho em đi học, một phần lo cho cha mẹ có tiền chợ, may sắm quần áo. Điều mong ước hết sức giản dị như vậy nhưng không thành sự thật”, bà Thắm rưng rưng.

"Ai làm điều ác sau này phải trả giá"

“Quãng thời gian qua rất dài, mỗi lần đám giỗ con hoặc ai tới nhà nhắc tên là tôi chỉ biết khóc...”, ông Mừng nói.

Lau vội nước mắt trên má, bà Thắm đưa chúng tôi ra thăm phần mộ của hai cô gái xấu số nằm cạnh nhau ở phía sau vườn cây xoài đang mùa cho trái chín.
12 năm đã qua, bao nhiêu tổn thất, hết cả tuổi trẻ, một đời người... hãy công minh
Bà Thắm kể lại thời thơ ấu và lớn lên của hai cô gái bị sát hại

Bà Thắm cho biết chị Hồng và chị Nguyễn Thị Thu Vân là chị em bà con chú bác, nhà ở gần, chơi thân từ tấm bé. Lớn lên, chị Hồng và chị Vân học chung trường, sau đó cùng nộp đơn xin vào làm tại Bưu cục Cầu Voi. “Tụi nó thường khoe đi làm cùng nơi để chị em dễ đùm bọc lẫn nhau. Không ngờ, sinh ra lớn lên một nơi và ngày theo ông bà cũng cùng một địa điểm”, bà Thắm khóc.

Sau khi thăm mộ, bà Thắm hướng dẫn chúng sang nhà cha mẹ chị Vân ở gần đó. Đến nơi, cánh cổng phía trước đã khóa, người hàng xóm nói họ ra đồng làm lúa vẫn chưa về, chỉ còn anh trai là Nguyễn Văn Tý đang ở nhà. Tiếp chúng tôi, anh Tý tỏ ra kiệm lời, gương mặt đượm buồn, chỉ tay vào bàn thờ chị Vân trong góc nhà anh nói “Em tui ngồi đó!” rồi lặng người.

Tiếp xúc cả hai gia đình, chưa bao giờ chúng tôi nghe họ oán trách điều gì đối với kẻ sát hại con mình. “Người chết cũng đã chết rồi. Ai làm điều ác sau này phải trả giá cho hành động của mình. Mong tòa án xác định lần cuối cùng thủ phạm này là ai. Chúng tôi mệt mỏi lắm rồi!”, bà Thắm nói.

Theo: Tuổi trẻ
Thanh Niên , ,

No comments:

Post a Comment