Tại lễ khai mạc hội nghị truyền hình của Đại hội Y tế Thế giới (WHA) ngày 18/5, ông Tập Cận Bình khi phát biểu đã nói Trung Quốc sẽ cung cấp 2 tỷ USD viện trợ quốc tế trong hai năm, đồng thời còn nói Trung Quốc công khai minh bạch về dịch bệnh, phát biểu này của ông Tập đã thu hút được sự bàn tán sôi nổi trên mạng. Lần đại hội này, toàn cầu có 122 quốc gia yêu cầu tiến hành điều tra độc lập về khởi nguồn và sự lây lan của đại dịch, vì thế mà áp lực của Bắc Kinh cũng tương đối lớn. Gần đây, chính quyền Đại Lục liên tiếp có hành vi nhận sai, điều này được cho là cố ý giúp cao tầng của ĐCSTQ đẩy trách nhiệm ra ngoài.
Tối ngày 18/5, ông Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Y tế Thế giới (WHA) qua hình thức truyền hình
Ông Tập cam kết chi 2 tỷ USD trong lúc quốc tế muốn truy cứu trách nhiệm
Ngày 18/5, Đại hội Y tế Thế giới lần thứ 73 năm nay được khai mạng bằng hình thức qua truyền hình, đại hội đã mời nhiều nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Pháp Macron, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đọc diễn văn. Ông Tập Cận Bình tham dự theo mời của Giám đốc WHO Tedros Adhanom, và có bài phát biểu dài khoảng 10 phút.
Ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc vẫn luôn giữ thái độ công khai minh bạch và có trách nhiệm, kịp thời thông báo thông tin cho WHO. Trung Quốc ủng hộ đánh giá toàn diện công tác ứng phó dịch bệnh sau khi dịch bệnh được kiểm soát, tổng kết kinh nghiệm và bù đắp thiếu sót. Ông Tập Cận Bình đề xuất 5 biện pháp thúc đẩy toàn cầu kháng dịch, bao gồm cam kết trong 2 năm sẽ cung cấp viện trợ 2 tỷ USD, để hỗ trợ các quốc gia ảnh hưởng bởi dịch bệnh; xây dựng cơ chế hợp tác của 30 bệnh viện đối tác Trung – Phi; tạm hoãn trả nợ đối với các nước nghèo nhất, v.v. Sau khi nghiên cứu thành công vắc-xin, sẽ coi vắc-xin như sản phẩm cung ứng toàn cầu.
Ngoài ra, trong lúc phát biểu ông Tập còn không quên khen ngợi WHO, nói rằng WHO dưới sự lãnh đạo của ông Tedros Adhanom đã có cống hiến to lớn trong phòng chống dịch, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường ủng hộ chính trị và đầu tư tiền đối với WHO.
Về vấn đề này, truyền thông Hồng Kông trích dẫn lời của học giả độc lập Ngô Cường chỉ ra, một số biện pháp mà ông Tập Cận Bình nhắc đến cơ bản là phiên bản ứng phó nhu cầu bức thiết của “Một vành đai, Một con đường”, là bước tiếp theo sau “Một vành đai, Một con đường” và chính sách ngoại giao khẩu trang mà trong mấy tháng qua đã sử dụng, tức là phương thức chuộc lại kinh tế, để né tránh sự truy cứu trách nhiệm của quốc tế về xử lý không thỏa đáng dịch bệnh.
Một điểm chú ý khác tại WHA năm nay là Liên minh châu Âu và Úc thúc đẩy dự thảo nghị quyết cần điều tra độc lập về nguồn gốc dịch bệnh. Hiện đã được 122 quốc gia trong đó có Anh, Hàn, Nhật ủng hộ, hầu như đã đạt ngưỡng cần thiết là 2/3 nước thông qua.
Về kế hoạch “Trung Quốc trong 2 năm sẽ cung cấp 2 tỷ USD viện trợ quốc tế” mà ông Tập Cận Bình nhắc đến trong phát biểu, bên dưới bản tin liên quan của CCTV đăng trên Weibo, đã nhanh chóng cho có hơn 10.000 bình luận, nhưng ngoài mấy chục bình luận “ủng hộ” ra, hơn 10.000 bình luận đều bị xóa. Weibo của Nhân dân Nhật báo có hơn 500 bình luận nhưng cũng chỉ hiển thị mấy chục bình luận.
Một dòng bình luận còn sót lại của cư dân mạng phê bình: “Người Trung Quốc đáng thương đều không khám nổi bệnh, họ (ĐCSTQ) còn viện trợ nhiều như thế cho cộng đồng quốc tế. Càng đáng giận hơn là còn có một số Ngũ mao, hò hét cổ động cho họ.”
Bên ngoài Trung Quốc, các bình luận trên Twitter vô cùng sôi nổi:
“Vì sao ông ta không quyên tiền của chính mình chứ? ! 2 tỷ? Ông ta đã được nhân dân đồng ý chưa? Ông ta dựa vào đâu mà hào phóng thế?”
“Đều để nuôi dưỡng những tổ chức như thế này”.
“Có tiền giải quyết vấn đề của người khác, không tiền thì giải quyết vấn đề của người của mình”.
“Bộ Y tế quốc tế Trung Quốc?”
Học giả Ngô Tộ Lai sống tại Mỹ bình luận: “Lấy quyên góp để làm bồi thường? Bồi thường cho các quốc gia bị hại chăng? Kéo một danh sách dài hóa đơn?”
Còn có người nghi ngờ: “Tập Cận Bình muốn dùng kim tiền để mua chuộc không điều tra nguồn gốc virus?”Ông Tập Cận bình nói ĐCSTQ công khai minh bạch trong phòng chống dịch bệnh
Tại WHA, ông Tập Cận Bình công khai nói, “Ngay từ đầu Trung Quốc công bố trình tự gen virus”, ĐCSTQ “trước sau vẫn dựa vào thái độ công khai, minh bạch, có trách nhiệm” khi đối mặt với dịch bệnh.”
Ông Tập Cận Bình nói, ĐCSTQ đã công bố trình tự gen virus đầu tiên, điều này hiển nhiên không phải là sự thực. Liên quan đến trình tự gen virus, sau khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán hồi cuối năm ngoái, Viện virus Vũ Hán đã nhận được thông tin từ ngày 30/12. Ngày 2/1 năm nay, Viện virus Vũ Hán đã thông báo về trình tự gen virus cho Trung tâm phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc. Nhưng đến ngày 12/1, ĐCSTQ mới báo cáo việc này cho WHO.
Còn nguyên nhân ĐCSTQ thông báo cho WHO là vì họ không thể giữ được thông tin nữa, bởi vì ông Trương Vĩnh Chấn thuộc phòng nghiên cứu ở Thượng Hải đã “tự ý” tiết lộ trình tự gen ra bên ngoài vào ngày 11/1.
Theo truyền thông Đại Lục đưa tin, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Trương Vĩnh Chấn dẫn đầu thuộc Trung tâm lâm sàng Y tế cộng đồng Thượng Hải và Học viện Y tế Cộng đồng – Đại học Phúc Đán, vào ngày 5/1 đã hoàn thành phân tách toàn bộ trình tự gen của virus, trong cùng ngày cũng đã báo cáo cho cơ quan chủ quản như Ủy ban Y tế Sức khỏe Thượng Hải và Ủy ban Y tế Quốc gia, nhắc nhở họ về virus corona mới tương tự như virus SARS, kiến nghị nên áp dụng biện pháp thích đáng để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, bởi vì mẫu virus thu thập được là lấy từ bệnh nhân, triệu chứng bệnh đều vô cùng nghiêm trọng.
Ngày 6/1, Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc khởi động hưởng ứng ứng phó nhu cầu cấp thiết cấp hai. Nhưng đến ngày 11/1, đội ngũ nghiên cứu vẫn chưa thấy chính quyền hồi đáp, vì thế họ đã công bố trình tự gen virus corona đầu tiên trên thế giới trên trang web virologic.org. Một ngày sau, Chính phủ ĐCSTQ mới buộc phải thông báo cho WHO. Tuy nhiên, phòng thí nghiệm an toàn cấp 3 của đội ngũ của ông Trương Vĩnh Chấn trong cùng ngày cũng bị chính quyền đóng cửa với lý do “điều chỉnh và cải cách”, nhiều lần nộp yêu cầu được mở lại nhưng không được.
Ngày 15/5, tại cuộc họp báo của Văn phòng tin tức Quốc vụ viện Trung Quốc, quan chức Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia cuối cùng đã thừa nhận vào ngày 3/1 năm nay đã ra lệnh cho phòng thí nghiệm tiêu hủy mẫu virus. Nhưng lại bao biện rằng việc ra lệnh tiêu hủy là vì để phòng ngừa rủi ro an toàn sinh học.
Do đó, ĐCSTQ không những trì hoãn kéo dài thời gian công bố trình tự gen, mà còn tiêu hủy mẫu virus từ thời kỳ đầu, việc này tạo thành khó khăn to lớn cho toàn cầu phòng chống dịch và nghiên cứu vắc xin.
Ngoài ra, có dấu hiệu cho thấy, để ứng phó với chỉ trích từ quốc tế, nội bộ ĐCSTQ còn tiếp tục bắt đầu cuộc chiến đẩy trách nhiệm.
Ngày 16/5, quan chức cấp cao nhất của Ủy ban Y tế Sức khỏe Trung Quốc là ông Chung Nam Sơn, đã trả lời phỏng vấn của Đài CNN (Mỹ) và cho biết, chính quyền địa phương Vũ Hán đã che giấu công chúng thông tin dịch bệnh quan trọng, báo cáo ít số người lây nhiễm so với thực tế, ông còn nói, sau khi chính quyền Trung ương tiếp quản công tác phòng dịch toàn quốc hồi tháng Một, tình trạng báo cáo ít so với thực tế không còn xuất hiện nữa.
Có phân tích chỉ ra, ông Chung Nam Sơn biểu đạt thái độ như thế này có thể là đã được chính quyền cho phép, hiện tại là chuyển trách nhiệm cho chính quyền địa phương từ đó giúp chính quyền Trung ương giảm áp lực. Bởi vì trước đó, các thông tin công khai đều cho thấy cao tầng của ĐCSTQ vẫn luôn nắm bắt tình hình tại Vũ Hán.
Ngày 27/1, sau khi Vũ Hán phong tỏa thành phố không lâu, Thị trưởng thành phố Vũ Hán Chu Tiên Vượng khi trả lời phỏng vấn đã công khai đẩy trách nhiệm về việc che giấu dịch bệnh cho “Trung ương”. Ông Chu Tiên Vượng nói thẳng, “Là chính quyền địa phương, sau khi nắm bắt được thông tin và được trao quyền thì mới có thể tiết lộ”, “Quốc vụ viện triệu tập hội nghị thường vụ … yêu cầu địa phương chịu trách nhiệm, sau đó, công việc của chúng tôi chủ động hơn nhiều”.
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) xuất bản bài bình luận nói, ông Chu Tiên Vượng “to gan” như thế, có thể đã biết bản thân giống như con vịt bị luộc chín, tội không thể thoát, ngoan ngoãn làm con dê thế tội chi bằng đem sự kiện dịch bệnh mà Trung Nam Hải đã biết trước đó nói ra. Ít nhất, khi Trung ương miễn nhiệm ông ta, có lẽ khi vẫn còn muốn hỏi tội ông ta, thì ông đã nói cho thế giới biết, việc ông làm đều là chấp hành theo chỉ thị của Trung ương. Bài viết nói, “chiêu” này của ông Chu Tiên Vượng tương đối lợi hại.
Còn đương nhiệm Phó Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc, Bí thư Thị ủy Vũ Hán Mã Quốc Cường, tối ngày 31/1 đã phát biểu trong chương trình “Tin tức 1+1” của CCTV rằng, năm ngoái khi Vũ Hán mới bắt đầu xuất hiện một số người bệnh, cơ quan y tế đã báo cáo tình hình lên trên; sau đó nhiều bệnh viện vào ngày 30 – 31/12 cũng phát hiện người bệnh tương tự, do đó đã báo cáo bệnh tình lên Ủy ban Y tế Quốc gia.
Ngày 20/1, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên công khai đưa ra “chỉ thị quan trọng” về dịch bệnh, tuy nhiên tạp chí “Cầu Thị” của ĐCSTQ ngày 15/2 lại tiết lộ, ông Tập Cận Bình nói trong hội nghị cấp cao rằng từ ngày 7/1 đã đưa ra đề xuất yêu cầu quan trọng cho công tác phòng dịch. Hành động này được cho là ám thị cấp dưới “không nghe theo chỉ huy”. Sau đó, Minh Báo tại Hồng Kông dẫn “thông tin từ Bắc Kinh” cho biết, ngày 6/1, Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc đã báo cáo tình hình dịch bệnh lên Trung Nam Hải, nhưng ngày 7/1, ông Tập Cận Bình tại cuộc họp công khai đã yêu cầu “không được ảnh hưởng đến không khí mừng xuân”, vì thế mà làm lỡ thời cơ phòng ngừa dịch.
Nguồn tin còn nói, viêm phổi Vũ Hán bùng phát từ cuối tháng 12 năm ngoái. Khi đó, Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc lập tức bắt tay vào tìm hiểu tình hình, và đầu tháng Một đã đưa ra cảnh báo cho các cơ quan trung ương như Ủy ban Y tế Sức khỏe quốc gia, và lãnh đạo trung ương rằng cần lập tức có hành động, bao gồm cả phòng ngừa các nơi công cộng. Ngày 6/1, Chủ nhiệm Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc Cao Phúc yêu cầu khởi động hưởng ứng ứng phó nhu cầu cấp thiết cấp hai của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Trung Quốc.
Trang tin và bình luận châu Á Asialyst tại Pháp, mới đây xuất bản một bài viết của Tiến sĩ Chính trị học Alex Payette đang công tác tại Đại học Toronto Canada. Bài viết chỉ ra, “Lưỡng hội” Trung Quốc sắp khai mạc, một trong những điểm chú ý là truy cứu trách nhiệm liên quan đến viêm phổi Vũ Hán hoặc biến động nhân sự. Bài viết nói, trong cuộc truy cứu trách nhiệm trong nội bộ Bắc Kinh, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng vì công khai đẩy trách nhiệm che giấu dịch chính quyền Bắc Kinh một cách rõ ràng, có thể nói là đã phạm đại kỵ “chuyện xấu trong nhà không được truyền ra ngoài” của ĐCSTQ. Nguyên Bí thư Vũ Hán Mã Quốc Cường có thể gặp chuyện không hay, còn Bí thư Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương thì có thể tránh được kiếp nạn. Ngoài ra, các quan chức cấp cao của Ủy ban Y tế Sức khỏe Trung Quốc như Mã Hiểu Vĩ và Cao Phúc, rất có thể đều khó thoái thác được sai lầm gây ra.
Theo Trí thức VN Chính trị , Tin quốc tế , Y tế
No comments:
Post a Comment