Khi Tưởng Giới Thạch đặt chân đến Đài Loan năm 1949 và trở thành lãnh tụ quốc đảo này, Đài Loan và Trung Quốc đã đi theo hai con đường khác biệt. Một bên dưới sự cai trị độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một bên là đi theo đường lối dân chủ của Tưởng Giới Thạch.
…Và đến ngày nay, eo biển đã phân chia vùng lãnh thổ của hai đất nước và cũng là ranh giới của rất nhiều những giá trị khác biệt. (Ảnh tổng hợp)
Và đến ngày nay, eo biển đã phân chia vùng lãnh thổ của hai đất nước và cũng là ranh giới của rất nhiều những giá trị khác biệt.
Những con người tự do hay khốn khổ? Những ai từng đến Đài Loan đều phải công nhận: môi trường sống ở đây rất sạch sẽ; người dân tốt bụng; ẩm thực phong phú; khí hậu ôn hoà; giao thông, y tế đều thuận lợi.
Người dân Đài Loan trải qua nhiều thăng trầm, dưới sự kìm kẹp của Trung Quốc mà dần trưởng thành lên. Nhắc đến họ, là nhắc đến sự tự do, dân chủ. Báo chí truyền thông phát triển vô cùng sôi động. Bạn có thể thấy rất nhiều báo lá cải đưa tin rầm rộ, nhưng cũng được chứng kiến những tờ báo nghiêm túc độc lập, luôn cẩn trọng trong từng câu chữ, kiểm chứng từng nguồn tin một. Trong Bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới được công bố ngày 18 tháng 4 năm 2019 bởi Tổ chức Ký giả không biên giới (RSF) của Pháp, Đài Loan xếp hạng 42 trên toàn cầu và đứng thứ hai châu Á. Các chương trình truyền hình về chính trị có đủ loại, từ dành cho người lớn tuổi đến nhắm về người trẻ, từ thân Bắc Kinh đến thân Mỹ đến độc lập không nghiêng về bên nào cả.
Họ được giáo dục để tự đưa ra đánh giá của mình trước một luồng thông tin, từ đó có khả năng phân biệt tin giả – tin thật. Đài Loan ủng hộ tự do ngôn luận đến mức tối đa, và không vì tin vịt hay thành kiến mà đánh đổi sự tự do này. Dân Đài Loan không muốn, và cũng không cho phép ai dùng lại những trò bịt miệng, chỉ đạo, cấm cản như chế độ độc tài ngày trước của họ đã làm.
Người Đài Loan được giáo dục để tự đưa ra đánh giá của mình trước một luồng thông tin, từ đó có khả năng phân biệt tin giả – tin thật. (Ảnh: Getty)
Họ rất quan tâm tới chính trị, và thoải mái bàn luận về chính trị ở khắp mọi nơi. Họ thấu hiểu sâu sắc giá trị của lá phiếu bầu cử trong tay, vì thế họ quyết định sử dụng nó đúng với bản chất: bầu ra những lãnh đạo đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia.
Ngay cả với xã hội đen Đài Loan, Võ sĩ Joe Rogan (Quán Trưởng) đã từng chia sẻ với China Uncensored rằng: Việc xã hội đen đánh dân ở Hong Kong trong cuộc biểu tình 2019 chắc chắn sẽ không xảy ra tại quốc đảo này. “Đài Loan kêu gọi tập hợp đám đông rất nhanh. Nếu có cuộc ẩu đả trên phố, gọi một cuộc điện thoại là có người ra giúp ngay. Nếu anh đánh bạn tôi, tôi chẳng cần biết quan điểm chính trị của anh là gì, tôi sẽ tấn công lại”.
Tổng thống Thái Anh Văn trong bài phát biểu mừng chiến thắng của mình vào tối 11/1/2020 đã đúc kết: “Đảng Dân Tiến thắng cũng là dân chủ. Quốc Dân Đảng thắng cũng là dân chủ. Thân Dân Đảng thắng cũng là dân chủ”.
Trước biển người hân hoan, nữ lãnh đạo của Đài Loan khẳng định, Đài Loan là một mảnh đất rất đẹp. “Nhưng thứ đẹp nhất ở đây chính là các bạn”. Những con người Đài Loan tự do.
Nữ lãnh đạo của Đài Loan khẳng định, Đài Loan là một mảnh đất rất đẹp. “Nhưng thứ đẹp nhất ở đây chính là các bạn”. Những con người Đài Loan tự do. (Ảnh: Getty)
Tuy nhiên, hàng tỷ người Trung Quốc tại Đại lục, trong đó có những người sinh ra và chết đi mà không hề biết gì về khái niệm tự do hay dân chủ.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán vừa qua, người dân Đại lục phải hứng chịu điều này một cách sâu sắc. Thông tin bị bưng bít, tự do ngôn luận bị xoá bỏ khiến người dân túng quẫn tới mức phải tự tử, nhiều người lên mạng tuyệt vọng kêu cứu. Người dân Vũ Hán bị phong toả, bỏ đói, bị cắt điện, cắt Internet. Họ chỉ như những con kiến với số phận mong manh nằm trong tay nhà cầm quyền, ĐCSTQ muốn họ sao thì họ phải như vậy.
Nhân cách của họ còn bị méo mó đến đáng thương. Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh đã từng đăng một bài viết có tựa đề “Tính cách đói khát của người Trung Quốc”. Bài viết chỉ ra, cái gọi là “tính cách đói khát”, chủ yếu biểu hiện ở chỗ chỉ biết “chiếm hữu”, nếu như không thể chiếm hữu nhiều hơn một chút, thì sẽ cố sức phá hoại. Đối với cá thể mà nói đặc trưng tâm lý thể hiện ra rõ như sự nóng giận, tham lam, keo kiệt, hèn nhát, tàn bạo, v.v.
Cảnh tượng người Trung Quốc vào nhà hàng buffet lấy đầy đĩa thức ăn nhưng không ăn hết không phải xa lạ. Ngay cả việc đi vệ sinh cũng vậy. Có công nhân của một công ty đi vào nhà vệ sinh, liền sử dụng giấy vệ sinh dài đến 2 mét, hành động này khiến cô dọn vệ sinh cũng phải lắc đầu ngao ngán, “tại sao họ lại không biết xót của”. Không ít bạn bè nước ngoài sau khi đọc bài viết đã than thở, họ thường xuyên đọc được tin tức nói người Trung Quốc tranh nhau mua đồ khi ở nước ngoài, đặc biệt là những sản phẩm giảm giá. Đến nơi công cộng họ thoải mái lớn tiếng, khạc nhổ bừa bãi, thậm chí còn đánh nhau giành giật đồ.
Cảnh tượng người Trung Quốc vào nhà hàng buffet lấy đầy đĩa thức ăn nhưng không ăn hết không phải xa lạ. (Ảnh chụp video)
Khuôn mặt của người Đài Loan nhìn chung nhẹ nhàng, ung dung và nhã nhặn. Họ sẽ nhiệt tình chỉ đường cho người lạ, những người trẻ tuổi thậm chí còn lấy điện thoại ra, kiên nhẫn tìm trên Google và giải thích bản đồ cho bạn xem. Bạn không mua đồ người ta cũng sẽ không chê bai bạn, mà còn nói “Xin cảm ơn, hoan nghênh quý khách ghé đến lần sau”; ở Đài Loan người ta không trả nửa giá như ở Đại lục, mà còn xem thường việc đó.
Cùng là ‘ngoại giao khẩu trang’, nhưng một bên chân thật một bên giả dối Khi cả thế giới chao đảo vì đại dịch, Trung Quốc “nổi máu anh hùng” quyết định tài trợ khẩu trang cho các quốc gia khác. Tuy nhiên, đáng buồn là các quốc gia này phát hiện đồ “made in China” chỉ toàn hàng rởm. Pakistan tố cáo khẩu trang viện trợ từ Trung Quốc thực ra lại được làm từ đồ lót; Tây Ban Nha phàn nàn rằng bộ KIT từ Trung Quốc cho kết quả xét nghiệm với tỷ lệ chính xác chưa tới 30%; giới chức Hà Lan đã thu hồi hàng chục nghìn khẩu trang y tế được nhập khẩu từ Trung Quốc do không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng; các bác sĩ Cộng hòa Séc báo cáo có đến 80% bộ xét nghiệm của Trung Quốc cho kết quả sai; Ý phải mua khẩu trang Trung Quốc với giá cắt cổ, nhưng truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng nước này tặng miễn phí cho Ý.
Người ta chưa hết bàng hoàng thì nhận ra sự thật: trước khi WHO ban bố tình trạng khẩn cấp và dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán là đại dịch toàn cầu, ĐCSTQ đã ngấm ngầm thu gom mua khẩu trang và các thiết bị y tế của Mỹ và các quốc gia khác. Sau đó, khi các nước thiếu hụt vật tư trầm trọng, Trung Quốc lại dùng chúng để “ngoại giao”, ăn tiền, lừa bịp, đánh bóng bản thân là hình mẫu chống dịch xuất sắc và không ngại ngần giúp đỡ thế giới. Trong khi đó, đáng lẽ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho hành vi xử lý dịch bệnh thiếu minh bạch của mình, khiến virus lây lan toàn cầu và gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế thế giới. Hiện tại, tình hình dịch bệnh thật sự ở Trung Quốc vẫn còn đang bỏ ngỏ, nhưng truyền thông nước này tung hô như thể virus đã bị chặn đứng và không còn nghiêm trọng.
Lợi dụng tình thế dịch bệnh, Trung Quốc xuất khẩu khẩu trang và các vật tư y tế nhằm trục lợi. Ngoài ra còn nhằm đánh bóng hình ảnh, cố gắng tô vẽ sứ mệnh của nó đối với thế giới. (Ảnh: Getty)
Nhưng Đài Loan thì sao?
Quốc gia này chống dịch hiệu quả nhờ vào tính minh bạch thông tin. Thậm chí, bà Thái Anh Văn còn tuyên bố Đài Loan cung ứng hàng triệu khẩu trang để giúp các nước chống dịch. “Như một người bạn chân thành, Đài Loan sẵn sàng giang tay giúp đỡ. Để tất cả đều có được sức khoẻ tốt, chúng tôi nhấn mạnh hình mẫu chống dịch của Đài Loan để cả thế giới hiểu rằng: Đài Loan có thể và đang giúp đỡ thế giới”.
“Sự hào phóng vô điều kiện đã khắc sâu trong DNA của người Đài Loan. Để đóng góp trong cuộc chiến chống Covid-19, chính phủ cho phép các công dân quyên tặng số lượng khẩu trang họ không dùng đến (trong hạn mức) cho các quốc gia có nhu cầu, đây là món quà từ trái tim và một cách để chúng tôi truyền đi thông điệp: Đài Loan có thể giúp đỡ”, Tổng thống Thái Anh Văn viết trên twitter.
Unconditional generosity is ingrained in the #Taiwanese DNA. To contribute to the fight against #COVID19, our new government initiative allows citizens to donate their unused face mask quota to countries in need, gifts from the heart & one more way to show that #TaiwanCanHelp. https://t.co/IpJxjbfXIG
— 蔡英文 Tsai Ing-wen (@iingwen) April 27, 2020Một bên là tặng, đầy chân thành. Một bên là lợi dụng để kiếm lời và đánh bóng tên tuổi.
Diện tích có thể nhỏ, kinh tế có thể chẳng bằng Đại lục, nhưng vị thế của Đài Loan quả thực rất lớn. Nỗ lực của Đài Loan đã có thể cứu sống biết bao sinh mệnh, trong khi chiêu trò của ĐCSTQ chỉ có thể hại người.
Trái ngược với Trung Quốc, Đài Loan tích cực hỗ trợ miễn phí các vật tư y tế và khẩu trang chất lượng cho các quốc gia khác có nhu cầu. Một cách lặng lẽ, Đài Loan dần chiếm được thiện cảm của cộng đồng quốc tế và khẳng định được vị thế của mình trên thế giới. (Ảnh: Epoch Times)
Đứng trước tín ngưỡng: Tội ác hay lương tri? “Tứ Đại” nổi tiếng của Phật giáo ở Đài Loan là: Phật Quang Sơn, Pháp Cổ Sơn, Trung Đài Thiền Tự, Hội Từ Tế. Ở nơi đâu cũng có thể nhìn thấy những lời nhắc nhở con người phải hướng thiện. Người đứng đầu hoặc quản lý địa phương thường tới viếng đền miếu để gần gũi với người dân hơn. Chức năng xã hội của đền chùa hết sức trực tiếp: chính là giữ cho quốc thái dân an.
Cách lý giải của người Đài Loan về tín ngưỡng là: chỉ cần mọi người tập trung nguyện lực, nhất định sẽ có kết quả tốt, khác với mê tín. Nhiều người vẫn tin tưởng rằng: tôn giáo góp phần duy trì sự ổn định của quốc gia.
Điều này trái ngược với Đại lục. 70 năm cai trị, ĐCSTQ đã từng gây chấn động thế giới về lịch sử vi phạm nhân quyền và đàn áp tín ngưỡng. Từ cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989, cuộc đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công 1999, đến trấn áp cuộc biểu tình Hong Kong 2019, hay chiến dịch thí nghiệm, tẩy não người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương v.v. Đặc biệt, ĐCSTQ còn kiếm tiền trên sinh mạng con người, mổ cướp nội tạng sống các tù nhân lương tâm để bán trên thị trường chợ đen.
ĐCSTQ đã từng vu khống Pháp Luân Công đe doạ an ninh quốc gia. Nhưng hàng năm ở Đài Loan, các học viên Pháp Luân Công khắp nơi tề tựu và xếp chữ, tôn vinh vẻ đẹp của các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn. Có gần 1 triệu người Đài Loan theo tập Pháp Luân Công. Nếu Pháp Luân Công là “tà đạo” như lời ĐCSTQ rao giảng, vì sao Đài Loan vẫn ủng hộ môn tập và phát triển thịnh vượng như ngày nay?
Có gần 1 triệu người Đài Loan theo tập Pháp Luân Công. Nếu Pháp Luân Công là “tà đạo” như lời ĐCSTQ rao giảng, vì sao Đài Loan vẫn ủng hộ môn tập và phát triển thịnh vượng như ngày nay? (Ảnh: Getty)
Cho đến nay, thế giới cũng có thể nhận thấy: Nền kinh tế “hổ giấy” của Trung Quốc suy sụp trước cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung; một chính quyền mà thành viên cạnh tranh lẫn nhau, gây hỗn loạn từ chính nội bộ; đời sống nhân dân bị tha hoá.
Nhưng Đài Loan lại là một quốc gia vững mạnh, từng bước xây dựng nền kinh tế và chính trị tự chủ. Mới đây bài tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của bà Thái Anh Văn cho thấy nước này kiên quyết không chấp nhận “một quốc gia, hai chế độ”, nhiều quốc gia lớn (Mỹ, Nhật Bản, Úc, Anh, Canada, Pháp, Đức và New Zealand) cũng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan khi tham gia WHO.
Sự khác biệt này khiến người ta đặt một câu hỏi lớn: Vốn có cùng chung một cái gốc là Trung Hoa truyền thống nhưng hai mảnh đất này lại có hai số phận trái ngược nhau. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt này?
Các giá trị văn hoá: Một bên phục hồi, một bên phá huỷ Thời cổ đại, Trung Quốc đã từng có 4 phát minh làm chấn động thế giới, bao gồm: la bàn, thuốc súng, nghề làm giấy và nghề in. Những phát minh này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp hiện đại và cải thiện nhiều phương diện khác nhau của đời sống, nhiều phát minh vẫn có sức ảnh hưởng quan trọng đến tận ngày nay.
Thời cổ đại, Trung Quốc đã từng có 4 phát minh làm chấn động thế giới, bao gồm: la bàn, thuốc súng, nghề làm giấy và nghề in. (Ảnh tổng hợp)
Không chỉ vậy, Trung Quốc từng biết đến là một quốc gia của nền văn hoá đặc sắc bậc nhất thế giới. Khổng Tử đã mở trường dạy học hơn 2000 năm trước và đã truyền cho xã hội tư tưởng của Nho giáo đại diện bởi năm đức chính là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trong thế kỷ đầu tiên, Phật giáo của Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền sang phương đông tới Trung Quốc với sự nhấn mạnh vào tính Thiện và sự cứu độ tất cả chúng sinh (từ bi phổ độ). Sau đó, Nho giáo, Đạo giáo, và Phật giáo đã trở thành các tín ngưỡng bổ trợ lẫn nhau trong xã hội Trung Quốc, và đưa triều đại nhà Đường (618-907 sau Công Nguyên) lên đến đỉnh cao của sự huy hoàng và thịnh vượng, nổi danh khắp thiên hạ. Với những nguyên tắc này, văn hóa Trung Quốc chú trọng sự thành thật, lương thiện, hòa ái và bao dung; tìm kiếm sự hài hòa giữa con người và vũ trụ; và thể hiện lòng kính ngưỡng với Thần Phật.
Tuy nhiên, Trung Quốc kể từ khi có ĐCSTQ cai trị không thể tạo ra những giá trị tinh hoa chấn động thế giới nữa, thay vào đó là những công nghệ ăn cắp, những chiêu trò lừa lọc trong kinh doanh và thương mại, những thực phẩm giả, đồ giả và hàng loạt những bê bối chính trị, kinh tế và quân sự. Vì đâu mà người Trung Quốc lại xa rời cái gốc đạo đức của họ như vậy?
Từ khi giành được quyền lực năm 1949, ĐCSTQ đã tập trung các nguồn lực của đất nước vào việc phá hủy nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Đó là phong trào Đại Cách mạng Văn hoá năm 1966, bao gồm việc Phá tứ cựu (phá bỏ các quan niệm cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ). Hàng loạt văn vật bị phá bỏ, tôn giáo bị đàn áp, chữ phồn thể biến mất, thay vào đó là chữ giản thể. Họ phá hủy các đền chùa, đốt kinh thư và bắt các tăng ni Phật tử phải hoàn tục. Nhiều quyển sách quý độc nhất vô nhị, các bức thư pháp, và những bức họa do các nhà trí thức sưu tập đã bị quẳng vào lửa hoặc nghiền vụn thành bột giấy; họ còn bắt những người theo đạo Hồi phải ăn thịt lợn; Hồng Vệ binh thậm chí còn bắt Đức Đệ Nhị Đại Hoạt Phật, Lạt Ma Ban Thiền ở Tây Tạng, phải ăn phân người.
Cho đến ngày nay, ĐCSTQ vẫn tiếp tục xóa bỏ những di tích văn hóa truyền thống của người Trung Quốc thông quá phá hủy các chùa chiền, tượng Phật… (Ảnh chụp video)
Việc phá hoại và thay thế này bao gồm những thứ hữu hình như các di tích văn hóa, các di tích lịch sử và các cuốn sách cổ đến những thứ phi vật thể như quan niệm truyền thống về đạo đức, cuộc sống và thế giới. Nó liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống con người bao gồm cách hành xử, suy nghĩ và lối sống.
Trong khi đó, cùng thời gian Cách mạng Văn hoá diễn ra, tại Đài Loan, tháng 11/1966 một lực lượng đông đảo khoảng 1.500 trí thức đã cùng đứng lên phát động phong trào lấy ngày 12/11 (tức ngày sinh của Tôn Trung Sơn, người mở ra cánh cửa Trung Hoa Dân quốc) là ngày Phục hưng văn hóa Trung Hoa. Năm sau (1967), vào tháng Bảy, Ủy ban Triển khai Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Hoa (sau gọi là Tổng hội Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Hoa) tổ chức đại hội, Tưởng Giới Thạch là Hội trưởng.
Chính quyền này phổ cập tinh thần học thuật cho thế hệ trẻ bằng cách cung cấp bản dịch hiện đại các sách Chu Dịch, Lão Tử, Kinh Thi, Mạnh Tử, ngoài ra còn có Bạch thoại sử ký, Bạch thoại tư trị thông giám. Bên cạnh đó, họ còn chế định ra “Những điều Quốc dân cần biết về cuộc sống” nhằm chỉ rõ yêu cầu cơ bản trên các mặt cuộc sống gồm ăn, mặc, ở, đi lại, nhằm thúc đẩy văn minh của vùng đất có lễ nghĩa. Năm 1970 họ chính thức phát hành bản chỉnh lý về “Quy phạm lễ nghĩa quốc dân”, đẩy mạnh bồi dưỡng tư tưởng sống đối với thanh niên trên toàn xã hội. Tưởng Giới Thạch đặc biệt xem trọng giáo dục văn chương và lịch sử, để đẩy mạnh ý thức bản sắc dân tộc và lòng tự hào dân tộc.
Không giống Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch kêu gọi làn sóng phục hưng văn hóa truyền thống tại Đài Loan. Ông chú trọng giáo dục văn chương và lịch sử, xây dựng ý thức bản sắc dân tộc và lòng tự hào dân tộc. (Ảnh: Getty)
Dưới chính sách phục hưng văn hóa dân tộc, khi đó ở Đài Loan, các kỳ thi nhập học từ tiểu học đến Đại học cũng như nhân viên công vụ chính phủ đều rất quan tâm đến môn văn hóa Trung Hoa cổ đại. Đặc biệt là học thuyết Nho học do Khổng Tử khởi xướng rất được sùng bái. Do khích lệ tinh thần văn hóa tìm về nguồn cội nên các lĩnh vực học thuật, văn chương và nghệ thuật ở Đài Loan khi đó xuất hiện rất nhiều tác phẩm tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc.
Phong trào Phục hưng Văn hóa truyền thống Trung Hoa đã vun nền móng cho các thế hệ người Đài Loan sau này, khiến nền tảng văn hóa trên đảo Đài Loan đầy sung túc. Nơi đây vẫn sử dụng chữ Hán phồn thể mang nhiều nội hàm của Trung Hoa cổ đại.
Chỉ cách đó một eo biển, dưới sự dẫn dắt của Tưởng Giới Thạch, Đài Loan biến thành “nhà bảo tàng” lớn nhất của văn hóa Á Đông 5.000 năm. Ngay cả người Trung Quốc ngày nay tới đây cũng phải ngỡ ngàng thốt lên: “Tới Đài Loan, tôi có thể tìm lại những gì không còn tồn tại ở Đại lục“.
Trung Quốc và Đài Loan tưởng là tương đồng mà lại xa lạ. Đài Loan có 23 triệu người, còn Trung Quốc có 1,4 tỷ dân; nhưng tầm vóc của Đài Loan lại trái ngược với Trung Quốc. Chính tâm hồn đang ngày càng lụn bại đã làm cho người Trung Quốc xấu xí đi – một sản phẩm do sự cai trị của ĐCSTQ. Đây là nguyên nhân chính tạo nên sự hỗn loạn trong xã hội Đại lục ngày nay. Có thể thấy, hưng vong của một quốc gia đồng nhất với trạng thái tâm hồn của quốc dân. Để tái sinh một quốc gia cần lấy lại được sự giàu có về tinh thần, mà trong đó người lãnh đạo giống như “tinh khí”.
Ông Lý Hướng Dương, một giảng viên tiếng Trung đã từng nói rằng: “Hãy khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc hạ đài, Trung Quốc mới có tương lai”.
Theo NTD Chính trị , Giáo dục , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment