SHB đang gặp một loạt vấn đề bê bối như: Nợ xấu hơn 6.000 tỷ đồng, bị xử phạt vì xây dựng trái phép, những hợp đồng tín dụng “tai tiếng” tại các dự án 93 Láng Hạ (Hà Nội), 94 Lò Đúc (Hà Nội), The Sunrise Bay Đà Nẵng, Cocobay Đà Nẵng…
SEO Nguyễn Văn Lê và Chủ tịch Đỗ Quang Hiển sẽ phải trả lời cổ đông hàng loạt vấn đề như: Nợ xấu hơn 6.000 tỷ đồng, bị xử phạt vì xây dựng trái phép, những hợp đồng tín dụng “tai tiếng” tại các dự án 93 Láng Hạ (Hà Nội), 94 Lò Đúc (Hà Nội), The Sunrise Bay Đà Nẵng, Cocobay Đà Nẵng… Ảnh: www.shb.com.vn
Nợ xấu hơn 6.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) do ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Văn Lê làm Tổng giám đốc (CEO) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với lợi nhuận trước và sau thuế đạt hơn 779,4 tỷ đồng và hơn 614 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 3% so cùng kỳ 2019.
Thu nhập lãi thuần cũng tăng mạnh 24%, đạt hơn 1.684 tỷ đồng. Trong đó thu lãi tiền vay là hơn 6.902 tỷ đồng, tăng 37%.
Tuy vậy, hầu hết các hoạt động kinh doanh chính đều lao dốc. Cụ thể, hoạt động dịch vụ ghi nhận lãi thuần 111,7 tỷ đồng, giảm 11%; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi 1,95 tỷ đồng, giảm 94%; hoạt động khác ghi nhận lãi thuần 5,9 tỷ đồng, giảm 68%.
Cụ thể, tính đến cuối quý I, tổng nợ xấu của SHB chiếm hơn 6.136 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm.
Điểm sáng hiếm hoi trong quý đến từ hoạt động kinh doanh ngoại hối với mức tăng lãi thuần gấp 3,2 lần - đạt gần 45 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với chi phí hoạt động (1,071 tỷ đồng) tăng 34% so với cùng kỳ năm trước và đa phần thu nhập ngoài lãi giảm mạnh nên lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của SHB (780 tỷ đồng) chỉ tăng nhẹ gần 5% so với quý 1/2019.
Điều khó hiểu, SHB không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, mặc dù nợ xấu tăng vọt. Cụ thể, tính đến cuối quý I, tổng nợ xấu của SHB chiếm hơn 6.136 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới chuẩn chiếm hơn 1.699 tỷ đồng, tăng 59%; nợ nghi ngờ hơn 753 tỷ đồng, tăng 63%; nợ có khả năng mất vốn là hơn 3.683 tỷ đồng, tăng 3,6%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng đã tăng lên mức 2.17% so với mức 1.91% của đầu năm.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SHB trước đó đã có chuỗi tăng giá thần tốc từ đầu tháng 2/2020 từ mức 6.500 đồng (đã điều chỉnh) lên thẳng ngưỡng 18.000 đồng/cổ phiếu giữa tháng 4, tương đương với mức tăng 177% chỉ sau 1 tháng rưỡi.
Tuy nhiên, khi đạt mức giá đỉnh 18.200 đồng, đà tăng của SHB đã bị chặn lại và điều chỉnh dần. Đặc biệt từ đầu tuần qua, cổ phiếu này đã liên tục giảm mạnh trước áp lực bán ra rất lớn của nhà đầu tư để đề phòng lượng cổ phiếu khủng hơn 251 triệu cổ phiếu nhận cổ tức sắp về tài khoản. Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/5, cổ phiếu SHB dừng ở con số 14,1 ngàn đồng/cổ phiếu.
Xử phạt vì xây dựng sai phép, trách nhiệm của lãnh đạo SHB?
Ngày 27/5, ông Nguyễn Minh Huy, Phó chủ tịch UBND quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) cho biết, vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư của 2 tòa nhà lắp kính màu vàng phản quang gây lóa mắt, ảnh hưởng đến người đi đường và người dân sống xung quanh.
Theo đó, UBND quận Hải Châu xử phạt hành chính đối với chủ đầu tư dự án Tòa nhà Trung tâm thương mại và văn phòng dịch vụ SHB Đà Nẵng tại số 89 Nguyễn Văn Linh và tòa nhà Risemount Apartment Đà Nẵng tại lô A2-1 đường Như Nguyệt, số tiền 40 triệu đồng/chủ đầu tư, do vi phạm các quy định trật tự xây dựng.
Trách nhiệm của Lãnh đạo SHB trong việc để công trình xây dựng sai phép, bị xử phạt, gây bức xúc dư luận.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) là chủ đầu tư tòa nhà 15 tầng trên đường Nguyễn Văn Linh. Công ty cổ phần PAVNC là chủ đầu tư tòa nhà 30 tầng trên đường Như Nguyệt (cùng ở quận Hải Châu).
Ngoài ra, UBND quận Hải Châu yêu cầu 2 doanh nghiệp trên tạm dừng thi công trong thời hạn 60 ngày và phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép xây dựng. Hết thời hạn trên, nếu chủ đầu tư không xuất trình được giấy phép xây dựng đã điều chỉnh, sẽ áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm.
Ông Huy cho biết theo hồ sơ cấp phép, phương án kiến trúc đã được Sở Xây dựng Đà Nẵng phê duyệt thì 2 công trình trên được lắp kính màu xanh nhưng chủ đầu tư lại tự ý đổi sang kính màu vàng.
Việc chủ đầu tư tự ý lắp đặt kính màu vàng (thay thế màu xanh) không đúng theo phương án kiến trúc đã được UBND Đà Nẵng chấp thuận là vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng và Điều 4, Điều 8, Điều 16 Quy định về quản lý kiến trúc công trình trên địa bàn Đà Nẵng được ban hành kèm theo Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của UBND thành phố.
Được biết, thời gian qua, hai tòa cao ốc này đang khiến dư luận bức xúc vì ốp kính vàng phản quang cực mạnh.
Những hợp đồng “tai tiếng” của SHB
Trong khoản 100 tỷ đồng mà Ngân hàng SHB cho Công ty CP Công nghiệp Măng gan Cao Bằng vay để góp vốn đầu tư cho chính dự án cải tạo chung cư cũ số 93 Láng Hạ. Chính khoản cho vay đầu tư này vào dự án 93 Láng Hạ không thực hiện được và khoảng 100 tỷ này đã biến thành nợ xấu.
Không hiểu vì sao, khu đất số 94 Lò Đúc quây tôn kín suốt nhiều năm, tài sản chưa hình thành và mục đích là xây trường học nhưng SHB vẫn 2 lần cho Công ty Thiên Bình thế chấp để vay hàng trăm tỷ đồng.
Tại dự án The Sunrise Bay Đà Nẵng đã được Tập đoàn Novaland mua lại, từ ngày 31/12/2017 ngân hàng SHB đã hợp tác cho vay mua căn hộ với Novaland tại dự án này với lãi suất 7,99%/năm. Được biết, tiền thân của dự án The Sunrise Bay trước đây là của Công ty TNHH Deawon Catavil được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu năm 2006 với vốn điều lệ hơn 600 tỷ đồng là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2016 Công ty TNHH Deawon Catavil chuyển thành công ty hai thành viên và đã chuyển nhượng phần lớn vốn cho Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 do Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm") làm Chủ tịch HĐQT. Tiếp đến, Công ty TNHH Deawon Catavil đổi tên thành Công ty TNHH The Sunrise Bay.
Cuối năm 2016, chủ đầu tư dự án này là Công ty TNHH The Sunrise Bay đã thông qua nhà phân phối là Công ty Nova Đà Nẵng bán hơn 1.000 căn nhà phố, nhà biệt thự theo hình thức hợp đồng đặt cọc.
Theo hợp đồng giữa người dân với đơn vị phân phối thì chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao nhà vào quý 1 và quý 2/2018. Tuy nhiên, hiện nay dự án đang tạm dừng khiến người mua nhà lo lắng.
Khu đất “vàng” 94 phố Lò Đúc trước đây là Nhà máy rượu Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương di dời từ năm 2013. Theo đó, sẽ thu hồi một phần diện tích ô đất số 94 Lò Đúc của Công ty CP Cồn rượu Hà Nội (Halico) để xây dựng công trình phúc lợi xã hội là trường học, khu vui chơi công cộng.
Từ năm 2013 tới nay, khu đất số 94 Lò Đúc vẫn quây tôn kín, chưa thấy dấu hiệu sẽ được xây trường học. Ngạc nhiên là, dù chưa được xây dựng, khu đất này đã có tới hai lần được Công ty Thiên Bình thế chấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) Chi nhánh Hoàn Kiếm và Chi nhánh Bắc Ninh.
Lần 1, ngày 25/2/2014, Công ty Thiên Bình ký hợp đồng thế chấp số 210/2014/HĐTCTL-BTB/SHB.BN với SHB Chi nhánh Bắc Ninh. Theo đó, tài sản thế chấp là Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng hợp tác đầu tư số 02/2014/HĐ/TB-TS ký giữa Công ty Thiên Bình và Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thái Sơn ngày 25/1/2014. Bao gồm toàn bộ Dự án tổ hợp công trình văn phòng, khách sạn, trường học, trung tâm thương mại - Công trình CT1 tại 94 Lò Đúc (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ở đây có điểm cần nhấn mạnh, hợp đồng thế chấp này được ký chỉ vài tháng sau khi Công ty Thiên Bình được thành lập (ngày 4/6/2013).
Tới tháng 12/2018, Công ty Thiên Bình tiếp tục thế chấp (lần 2) dự án 94 Lò Đúc tại SHB Chi nhánh Hoàn Kiếm. Ở lần thế chấp này, hạn mức cho vay lên tới hơn 237 tỷ đồng. Theo nội dung Hợp đồng số 239/2018/HĐTC-BTB/SHB.111200 ngày 29/12/2018, thì chủ đầu tư đã thế chấp: Quyền tài sản phát sinh từ Dự án “Tổ hợp công trình văn phòng, khách sạn, trường học, trung tâm thương mại” tại số 94 Lò Đúc (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Không hiểu vì sao, khu đất số 94 Lò Đúc quây tôn kín suốt nhiều năm, tài sản chưa hình thành và mục đích là xây trường học nhưng SHB vẫn 2 lần cho Công ty Thiên Bình thế chấp để vay hàng trăm tỷ đồng.
“Nước mắt” từ Cocobay Đà Nẵng
Ngày 21/5, khoảng 50 nhà đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng có buổi đối thoại với đại diện CTCP Phát triển và Xây dựng Thành Đô và đại diện SHB. Buổi đối thoại diễn ra sau khi nhóm nhà đầu tư nhiều lần yêu cầu gặp mặt 3 bên, thỏa thuận phương án giải quyết quyền lợi sau khi Thành Đô, chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng, tuyên bố chấm dứt chi trả thu nhập cam kết 12%/năm.
Tại buổi đối thoại, bà Mai Thị Nga, có căn hộ ở tòa R1 cho biết vừa từ Huế ra, muốn đối thoại trực tiếp với ngân hàng bảo lãnh và chủ đầu tư để giải quyết quyền lợi. Bà khóc khi kể về hoàn cảnh của mình: là mẹ đơn thân, có hoàn cảnh rất khó khăn, phải bán ruộng, vay ngân hàng để đầu tư vào dự án, hiện đã đóng đủ 100% giá trị căn hộ. Khi Thành Đô tuyên bố chấm dứt chi trả cam kết thu nhập, bà gần như không có khả năng chi trả các khoản vay và lãi suất ở ngân hàng.
Theo chủ sở hữu này, SHB thay đổi lãi suất không thông báo cho khách hàng là sai với hợp đồng tín dụng.
"Tôi muốn thanh lý nhưng các điều kiện chủ đầu tư đưa ra cho thấy sẽ bị trừ nhiều khoản phí. Vừa rồi ngân hàng yêu cầu tôi trả tiền lãi, nếu không trả thì không được nhận cả lợi nhuận cam kết hồi 2019, mà tôi làm gì có tiền. Tôi phải chấp nhận đi vay bên ngoài với lãi suất cao để trả cho ngân hàng", bà cho biết. Chủ sở hữu này bày tỏ nguyện vọng mong muốn được SHB khoanh nợ, trả lại đủ số tiền đã bỏ ra.
Trước đó ít ngày, khoảng 30-40 nhà đầu tư sở hữu sản phẩm (chủ sở hữu) của dự án Cocobay Đà Nẵng tập trung tại hội sở chính SHB (77, Trần Hưng Đạo, Hà Nội) yêu cầu đối thoại và giải quyết quyền lợi sau 6 tháng bị CTCP Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô chấm dứt thu nhập cam kết 12%/năm.
Nhiều chủ sở hữu sản phẩm tại Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô yêu cầu ngân hàng SHB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và có chính sách hỗ trợ khi bên chủ đầu tư đơn phương chấm dứt cam kết trả lợi nhuận 12%/năm.
Bà Đặng Thị Minh Điểm, đại diện nhóm chủ sở hữu, có mặt tại hội sở SHB cho hay nhiều người bất bình trước cách ứng xử của ngân hàng với tư cách là ngân hàng bảo lãnh độc quyền cho dự án Cocobay. Người này cho biết buổi biểu tình nhằm 4 mục đích, từng được đề nghị nhiều lần với ngân hàng.
Theo chủ sở hữu này, SHB thay đổi lãi suất không thông báo cho khách hàng là sai với hợp đồng tín dụng. Thêm một lý do đẩy các chủ sở hữu vào nhóm nợ xấu sớm là trong hợp đồng tín dụng quy định thu nợ gốc và lãi theo quy định nhưng trong thực tế ngân hàng thu quá số đó, thu luôn tiền vay gốc trước hạn, không hề xin ý kiến khách hàng là vi phạm luật Tín dụng, gây khó khăn cho khách hàng.
Một số chủ sở hữu còn đặt ra vấn đề bị chiếm đoạt tài sản, đòi hỏi cơ quan chức năng vào cuộc. Một số khác cũng nghi ngờ liệu có sự thông đồng giữa Thành Đô với SHB để chiếm dụng vốn của chủ sở hữu.
Theo thông tin chúng tôi nắm được, Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 28 của Ngân hàng SHB sẽ diễn ra vào ngày 15/6/2020 tại Khách san Melia. 44B Ly Thuong Kiệt (Hà Nội). SEO Nguyễn Văn Lê và Chủ tịch Đỗ Quang Hiển sẽ phải trả lời cổ đông hàng loạt vấn đề như: Nợ xấu hơn 6.000 tỷ đồng, bị xử phạt vì xây dựng trái phép, những hợp đồng tín dụng “tai tiếng” tại các dự án 93 Láng Hạ (Hà Nội), 94 Lò Đúc (Hà Nội), The Sunrise Bay Đà Nẵng, Cocobay Đà Nẵng…
Theo Sức khỏe 24H Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment