Cập nhật tin tức nóng hổi

Nói kháng nghị là "không đúng pháp luật", vậy phiên GĐT này có đúng luật hay không?

Về vụ án Hồ Duy Hải, tôi đã nói là sẽ không đưa ra bất cứ bình luận gì sau khi Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đưa ra quyết định. Nhưng tôi có mấy câu hỏi xin bạn bè thân hữu cô bác gần xa rành luật chỉ giáo giùm:
Nói kháng nghị là "không đúng pháp luật", vậy phiên GĐT này có đúng luật hay không?
1/ Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (17/17 người) khẳng định kháng nghị của VKSND tối cao là “không đúng pháp luật”.

Xin hỏi, việc mở phiên giám đốc thẩm để xem xét kháng nghị không đúng pháp luật thì chính cái phiên toà giám đốc thẩm này có đúng pháp luật không, nếu đúng thì theo luật nào?

Kháng nghị bị Hội đồng thẩm phán khẳng định là không đúng pháp luật, nhưng Hội đồng thẩm phán vẫn xem xét các nội dung kháng nghị và phán quyết về vụ án, vậy phán quyết này là theo trình tự tố tụng và nguyên tắc tư pháp nào?

Phán quyết về các nội dung kháng nghị trong khi xác định chính kháng nghị ấy không đúng pháp luật, vậy các phán quyết này có giá trị pháp lý như thế nào?

2. TAND tối cao từng quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này. Nhưng bây giờ Hội đồng thẩm phán lại mở phiên toà giám đốc thẩm.

Xin hỏi: phiên giám đốc thẩm này có phù hợp hay có mâu thuẫn gì với các quy định của các luật hiện hành không?

3. Hội đồng thẩm phán xác định Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực.

Xin hỏi: yêu cầu của Chủ tịch nước về việc hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải có còn hiệu lực không? Nếu còn, ai có quyền huỷ hiệu lực của nó?

Tôi là dân không giỏi toán, à quên, không giỏi luật, xin quý vị giảng giải cho.
----
Tuấn Nguyên, Page Nhà Báo Điều Tra
Theo nhà báo Lê Kiên, báo Tuổi trẻ , ,

No comments:

Post a Comment