Trả lời Pháp Luật TP.HCM, LS ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cho rằng, trong một vụ án, nhất là vụ án phức tạp, phải có chứng cứ đầy đủ, gián tiếp và trực tiếp, không tranh cãi được, hay theo luật hình sự nhiều nước là “không còn một chút nghi ngờ hợp lý nào” (#beyondareasonabledoubt) thì mới kết luận được bản chất vụ án. Bản chất của vụ án không thể có trước chứng cứ, tồn tại ngoài chứng cứ.
Nếu chứng cứ vừa thiếu, vừa yếu, vừa sai (thể hiện qua quyết định kháng nghị của VKSND Tối cao và ý kiến của Ủy ban Tư pháp) thì phải tìm hiểu để làm rõ bản chất vụ án là thế nào. Nếu tuân thủ theo nguyên tắc “suy đoán vô tội” mà cơ quan tố tụng chuyển thành “suy đoán có tội” là vi hiến.
Chứng cứ gián tiếp thực ra không tồn tại trong BLTTHS. Điều 86 BLTTHS 2015 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, có những khi không có được những nguồn chứng cứ trực tiếp, cơ quan điều tra và công tố phải tìm hiểu và tái hiện sự thật từ những nguồn chứng cứ gián tiếp liên quan đến hành vi tội phạm. Từ những nguồn chứng cứ gián tiếp ấy, điều tra viên, công tố viên phải đúc kết được những chứng cứ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn về chứng cứ quy định tại BLTTHS. Nếu chứng cứ của công tố viên bảo vệ cáo trạng không đáp ứng được những tiêu chí, tiêu chuẩn quy định thì không thể buộc tội.
Đó là chưa kể đối với án tử hình, dựa vào chứng cứ gián tiếp rất nguy hiểm, vì nếu sai thì không sửa được nữa. Các vụ án oan điển hình như vụ Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, bảy thanh niên ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng)… đều thiếu và yếu về chứng cứ nên buộc tội dựa vào lời nhận tội của bị cáo, sau đó đều xác định là oan.
Theo Plo Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment