Sản phụ H. cho biết, sau khi chân của chị bị liệt dù chưa có biểu hiện phục hồi và không thể đi lại nhưng bệnh viện M.K vẫn quyết định chấm dứt lưu trú, ngưng tất cả các dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân khiến chị bức xúc.
Ảnh tổng hợp – Nguồn: Internet
Theo đơn phản ánh của sản phụ L.T.N.H (31 tuổi, sống tại Phú Nhuận, TP.HCM) với Người đưa tin. Sản phụ cho biết: “Sau ca mổ sinh con ngày 11/1/2019 vì sai sót nghiêm trọng trong chuyên môn, vì sự tắc trách và cẩu thả của bệnh viện Phụ sản M.K tôi trở thành người tàn tật: 2 chân bị tê liệt, không còn cảm giác”.
Chị H. cho biết, khoảng 7h ngày 10/1/2019, chị làm thủ tục nhập viện tại bệnh viện M.K để sinh con. Đến 14h cùng ngày, bà H. được vào phòng mổ, làm thủ tục chuẩn bị gây tê tủy sống màng cứng để chuẩn bị mổ.
“35 phút sau, đứa con chào đời. Đến 15h45, tôi được đẩy sang phòng hồi sức và truyền chai thuốc giảm đau, tiếp đó là 1 chai dung dịch truyền ở tay. Đến 22h, chân trái của tôi có dấu hiệu tê, đến 23h, người nhà có báo cho điều dưỡng trực nhưng không thấy qua kiểm tra.
1h sáng ngày 12/1/2019 chân trái tôi gần như tê liệt hoàn toàn, đồng thời chai thuốc giảm đau màng cứng cũng hết, người nhà sau đó tiếp tục báo cho điều dưỡng trực. 30 phút sau, điều dưỡng qua kiểm tra chai thuốc và thay vào đó chai thuốc khác”, bà cho hay.
Tiếp đó, đến 4h, tiếp tục chân phải có dấu hiệu tê và đến 5h, tình trạng tê trở nên nặng hơn. Lúc này, gia đình tiếp tục báo cho điều dưỡng và yêu cầu được gặp bác sĩ trực ngày hôm đó nhưng phải hơn 1 tiếng sau mới có bác sĩ đến kiểm tra.
Nơi xảy ra vụ việc của sản phụ H. – Ảnh: Internet
Khoảng 7h mới có bác sĩ khác vào kiểm tra và cho ngưng chuyền thuốc. Bác sĩ này nói với bà H. và gia đình: “Sau 2 đến 3 tiếng, thuốc tê sẽ hết và chân sẽ hoạt động trở lại”.
“Đến 13h30, bác sĩ L.Q.H, ở phòng Hồi sức yêu cầu tôi trở lại phòng hồi sức và truyền liên tục 2 chai thuốc màu trắng đục. 17h, tôi được chuyển qua bệnh viện Đại học Y dược để cấp cứu, chụp MRI, làm phác đồ chuyên về nội thần kinh”, chị kể lại.
Theo tóm tắt bệnh án mà bệnh viện M.K cung cấp cho bà H. (theo chẩn đoán của bệnh viện Đại học Y dược), trường hợp của bà H. là tổn thương chóp tủy và chùm đuôi ngựa, do viêm không nhiễm sau gây tê tủy sống và giảm đau ngoài màng cứng.
Đến ngày 24/1/2019, bệnh viện Đại học Y dược cho bà H. xuất viện và đề nghị tập vật lý trị liệu tích cực.
“Từ đó đến nay tôi vẫn đi tập vật lý trị liệu nhưng tình trạng không có tiến triển, 2 chân vẫn mất cảm giác và không thể kiểm soát tiêu, tiểu”, chị H. cho hay.
Tóm tắt bệnh án của Bệnh viện M.K – Ảnh: Người đưa tin
Chị nói thêm, BV M.K. (đại diện là các luật sư) đã mời gia đình bà đến làm việc và thông báo: “Hội đồng chuyên môn có kết luận là do rủi ro y khoa nên không thuộc trách nhiệm của bệnh viện M.K”.
“Tôi cho rằng, bệnh viện M.K không minh bạch trong việc thành lập Hội đồng chuyên môn và tuyên bố của bệnh viện đây là rủi ro y khoa là không có cơ sở”, bà H. bức xúc nói.
Trong khi đó, theo nội dung tóm tắt bệnh án của bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM, trường hợp của bà H. bị “liệt hai chi do viêm chóp tuỷ, chùm đuôi ngựa sau phẫu thuật mổ lấy thai, giảm đau ngoài màng cứng”.
Dù tình trạng bệnh nhân chưa có dấu hiệu phục hồi nhưng ngày 22/4/2020, bệnh viện M.K có thông báo về việc chấm dứt lưu trú đối với bà H. Trong đó, ngưng cung cấp toàn bộ dịch vụ hỗ trợ của bệnh viện cho bà H. kể từ ngày có thông báo này.
“Giờ đây, dù 2 chân tôi chưa có dấu hiệu bình phục và không thể đi lại nhưng bệnh viện M.K tiến hành những hành động bất chấp lương tâm, vi phạm y đức, chối bỏ trách nhiệm và cưỡng ép tôi xuất viện”, bà H. nói.
Ảnh chụp màn hình Người đưa tin
Vì quá bức xúc nên gia đình bà H. có đơn tố cáo gửi Giám đốc sở Y tế TP.HCM và Tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật.
Trong đó, bà H. kiến nghị thanh – kiểm tra quá trình khám chữa bệnh và sử dụng thuốc của bệnh viện Mê Kông đối với cá nhân bà vào các ngày 11-12/1/2019.
Đồng thời, thành lập hội đồng chuyên môn phù hợp với quy định của pháp luật để có kết luận đối với tai biến nêu trên. Tin trong nước , Y tế
No comments:
Post a Comment