Mối hiểm họa phải nghiêm trọng đến mức nào khi chính Bộ Quốc phòng Việt Nam đã lần đầu tiên công khai cảnh báo tình trạng Doanh nghiệp TQ núp bóng người Việt để thâu tóm các vị trí đất trọng yếu. Tuy nhiên, thâu tóm đất chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, đằng sau những thương vụ thâu tóm còn là tham vọng nắm quyền sinh sát nguồn năng lượng điện vô tận của Việt Nam, khi mà hàng chục dự án điện đã được các “đại gia” gốc Hoa nắm quyền sở hữu từ các nhà đầu tư “nội” bằng hình thức góp vốn, mua cổ phần.
Hiện 3 dự án Nhiệt điện đã được báo chí đưa tin rầm rộ gồm: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận), Nhiệt điện Vũng Áng 2 (Hà Tĩnh), nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (Bình Thuận) hầu như đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc khi các công ty Trung Quốc đều chiếm trên 55% vốn, trong khi các công ty điện lực Việt Nam chỉ nắm một phần rất nhỏ, thậm chí chỉ 5%.
Cụ thể, dự án Nhiệt Điện Vĩnh Tân 1 (tỉnh Bình Thuận) có tổng mức đầu tư $1.75 tỷ, thuộc sở hữu của công ty lưới điện Phương Nam Trung Quốc (chiếm 55% vốn), và công ty điện lực quốc tế Trung Quốc (chiếm 40% vốn), trong khi tổng công ty điện lực Việt Nam (Vinacomin) chỉ nắm giữ có 5%.
Tương tự, dự án Nhiệt Điện Vũng Áng 2 (tỉnh Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư $2.18 tỷ, cũng do công ty One Energy Asia (Hồng Kông) làm chủ sau khi thâu tóm lại cổ phần từ hai công ty của Việt Nam.
Chưa dừng lại, tại dự án Nhiệt Điện Vĩnh Tân 3 (tỉnh Bình Thuận), công ty One Energy cũng chiếm đến 55% vốn để kiểm soát, trong khi tổng công ty Điện Lực Việt Nam (E’VN) chỉ nắm 29% và tập đoàn Thái Bình Dương giữ 16% vốn.
Việc để các công ty Trung Quốc từng bước thâu tóm không thể không nhắc tới trách nhiệm của các công ty Việt khi ban đầu là bên kiểm soát đã dần để TQ dùng tiền chiếm hết cổ phần: Tổng công ty điện lực (Vinacomin), Tổng công ty lắp máy VN (LILAMA), Công ty CP cơ điện lạnh (REE) và Tập đoàn điện lực VN – E’VN. Những rủi ro về an ninh năng lượng, lẫn an ninh quốc phòng (thâu tóm đất đai) liệu có được các doanh nghiệp kể trên cân nhắc khi để DN phương Bắc từng bước thâu tóm?
Ngoài ra, còn nhiều thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) khác có giá trị lớn do các công ty Trung Quốc thực hiện dưới dạng mua cổ phần chi phối mà đều nhắm vào ngành an ninh năng lượng. Cụ thể như tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần ($96.9 triệu) từ một tập đoàn Việt Nam để đồng sở hữu liên doanh nhà máy Nhiệt Điện Mông Dương 2 (tỉnh Quảng Ninh).
Trong khi dự án điện gió Biển Cổ Thạch có vốn đầu tư lên tới $4.4 tỷ ngoài khơi cảng Vĩnh Tân (tỉnh Bình Thuận), được công ty cổ phần đầu tư HLP (HLP Invest) đề nghị thủ tướng cho làm chủ đầu tư. Sau đó, tổng giám đốc HLP cùng nhóm các cổ đông đã chuyển nhượng 99% cổ phần cho công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu Tư Vina Solar, thuộc tập đoàn JA Solar (Trung Quốc) làm chủ, và hai cá nhân người Trung Quốc, mỗi người 0.5% còn lại.
Hàng chục dự án điện mặt trời đã thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Vina Solar và một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nhập cảng thiết bị, linh kiện năng lượng mặt trời và cho xây trụ sở, nhà máy tại tỉnh Bắc Giang lên đến $280 triệu, nhưng không hề lập bảng đánh giá tác động môi trường…
Rõ ràng, bất kể là nguồn năng lượng điện từ từ than hay năng lượng điện tái tạo (gió, mặt trời) đều có móng vuốt của doanh nghiệp Trung Quốc sờ vào bằng hình thức này hay hình thức khác. Đây là mối hiểm họa không hề đơn giản khi cuộc sống của con người hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng điện. Nắm quyền kiểm soát nguồn năng lượng điện của VN, Trung Quốc chẳng cần tốn một viên đạn, đầu súng cũng đủ bóp nghẹt sinh mạng hàng triệu dân Việt. Nói như thế để thấy nguồn năng lượng điện quý giá và quan trọng thế nào cũng như âm mưu của TQ là nguy hiểm và thâm độc ra sao.
Một khi TQ thâu tóm được nguồn điện vô tận của Việt Nam, liệu hệ thống điện quốc gia có gặp phải tình trạng như Philippines đang vấp phải: Trung Quốc có thể tắt hệ thống điện lưới của Philippines vào bất cứ lúc nào? Phải chăng chính việc để DN TQ thâu tóm các dự án nhiệt điệt than đã dẫn tới hệ quả hàng loạt về vấn nạn ô nhiễm môi trường vì không thể xử lý bùn thải sinh ra từ nhiện điện than? Đây chính là một mũi tên trúng ba đích của TQ: vừa nắm quyền sinh sát nguồn năng lượng điện, vừa xả thải gây ô nhiễm tàn phá sức khỏe dân Việt, vừa chiếm đất một cách hợp pháp từ Việt Nam?
Từng có một sự cố không thể không quan tâm: khi cấp phép cho đấu nối vào lưới điện quốc gia, đã có chuyện xuất hiện bản đồ “lưỡi bò” phi pháp trên bảng điều khiển của cụm inverter. Một việc làm không thể nào là vô tình và cũng đặc biệt nguy hiểm mà không biết các doanh nghiệp như Vinacomin, LILAMA, REE, E’VN, HLP Invest đã từng nghĩ tới? Liệu các công ty này có từng đánh giá các kịch bản sự có có thể xảy ra để lên phương án xử lý phù hợp, kịp thời, đảm bảo an toàn vận hành lưới điện, đảm bảo tính chủ quyền của quốc gia?
Cũng cần phải đặt câu hỏi: vì sao các công ty nội lại dễ dàng “trao thân, bán mình” cho các công ty Trung Quốc khi họ hoàn toàn có thể lường trước những mối nguy kể trên? Liệu có chuyện các công ty này thiếu vốn, gặp khó khăn thật hay vì ham lợi nhanh trước mắt mà sẵn sàng bán cổ phần để hưởng lợi? Trách nhiệm của các công ty này là gì khi để hệ thống điện quốc gia có nguy cơ bị giặc kiểm soát? Hay đợi đến khi Việt Nam rơi vào vết xe đổ của Philippines mới trắng mắt thì đã quá muộn?
Theo Tâm bão Chính trị , Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment