Truyền thông Nhật Bản loan tin công ty sản xuất nhựa Tenma thông báo với Tòa án quận Tokyo rằng công ty con của hãng tại Việt Nam đã hối lộ 25 triệu yen (5,4 tỉ đồng) cho giới chức địa phương để trốn thuế.
Trụ sở Công ty Tenma tại Bắc Ninh. (Ảnh: Tiến Dũng)
Nghi vấn Công ty Tenma hối lộ cho Cán bộ Hải Quan Bắc Ninh hơn 5 tỷ
Theo tờ Asahi của Nhật Bản ngày 11.5, công ty sản xuất nhựa Tenma tự nguyện báo với công tố viên quận Tokyo rằng công ty con của Tenma tại tỉnh Bắc Ninh đã hối lộ 2 lần với tổng số tiền khoảng 25 triệu yen cho một số quan chức hải quan và ngành thuế địa phương để được giảm thuế.
Theo tờ báo Nhật, các công tố viên Tokyo đánh giá hành vi trên của Tenma vi phạm Luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản, có nội dung nghiêm cấm hối lộ công chức nước ngoài.
Asahi cho biết, trong một cuộc điều tra của cơ quan hải quan địa phương, công ty con của Tenma tại Bắc Ninh, Việt Nam sau khi được thông báo về khoản truy thu thuế đã đề nghị Chủ tịch công ty trả một khoản “phí điều chỉnh”. Được sự đồng ý của ông Kento Fujino – Chủ tịch công ty, Tenma đã chi trả 2 tỷ đồng (khoảng 10 triệu yên Nhật) cho cán bộ Việt Nam để tránh các khoản phụ phí.
Công ty mẹ Tenma, có trụ sở chính tại thủ đô Tokyo, đã lập một ủy ban để điều tra về vụ việc.
Theo báo cáo từ ủy ban này vào tháng 4, công ty Tenma Việt Nam hồi tháng 6.2017 nhận được thông báo về khoản truy thu thuế giá trị giá tăng với mặt hàng nhập khẩu khoảng 400 tỉ đồng (1,79 tỉ yen).
Ngay sau đó, lãnh đạo công ty Tenma Việt Nam đề xuất với công ty mẹ hối lộ cơ quan hải quan địa phương để miễn giảm khoản tiền trên.
Sau khi được ông Kento Fujino, chủ tịch công ty mẹ chấp thuận, Tenma Việt Nam chi 2 tỉ đồng cho cán bộ Việt Nam để trốn thuế, theo tờ Asahi dẫn nguồn tin trên.
Bảng “khai” của Tenma về việc chi tiền cho cán bộ Việt Nam trong hai đợt (6.2017 và 8.2019) được công bố trên tờ báo The Nikkei
Ngoài ra vào tháng 8.2019, cơ quan thuế địa phương yêu cầu công ty Tenma Việt Nam nộp thêm 17,8 tỉ đồng (khoảng 89 triệu yen) tiền thuế doanh nghiệp, sau khi phát hiện một số khoản thu của Tenma không được hưởng ưu đãi thuế, theo tờ The Nikkei.
Tenma Việt Nam sau đó được cho là đã chi 3 tỉ đồng để giảm khoản truy thu thuế doanh nghiệp từ 17,8 tỉ đồng xuống còn khoảng 567,7 triệu đồng (2,62 triệu yen). Các cán bộ điều tra yêu cầu phía công ty trả 3 tỷ đồng tiền mặt. Cuối cùng, khoản truy thu thuế doanh nghiệp giảm xuống còn 576 triệu đồng (2,62 triệu yên).
Theo tờ Asahi, công ty mẹ Tenma đã tự nguyện giao nộp kết quả điều tra riêng lên Tòa án Tokyo vào ngày 1.4. goài ra, trang web của công ty cũng nói rõ rằng Chủ tịch Fujino sẽ chịu trách nhiệm liên quan tới vấn đề này và ông sẽ thông báo nghỉ hưu tại cuộc họp cổ đông vào tháng 6.
Tenma được thành lập vào năm 1949, chuyên cung cấp sản phẩm nhựa chất lượng cao cho ngành công nghiệp và hộ gia đình. Theo báo cáo chứng khoán năm 2018, doanh thu bán hàng của công ty với 7.557 nhân viên này đạt 84,8 tỷ yên.
Trong những năm qua đã có một số vụ án hối lộ quan chức nước ngoài bị cơ quan chức năng Nhật điều tra. Tháng 7.2018, những cựu giám đốc công ty Mitsubishi Hitachi Power Systems (MHPS) đã bị Văn phòng Công tố quận Tokyo truy tố vì vi phạm Luật chống cạnh tranh không lành mạnh khi hối lộ quan chức chính phủ Thái Lan liên quan đến việc xây dựng một nhà máy điện.
Theo Cục trưởng Cục Thuế Bắc Ninh: ‘Chưa có chứng cứ gì từ Nhật’
Trước thông tin báo chí Nhật đưa tin về việc Công ty Tenma hối lộ hơn 5 tỷ đồng cho công chức Bắc Ninh, ông Ngô Xuân Tòng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cho biết, hiện Thủ tướng đã giao cho Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bắc Ninh làm rõ vấn đề này và báo cáo Thủ tướng trước ngày 26/5. Nhận chỉ đạo này, UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho Công an tỉnh Bắc Ninh làm việc với Công ty TNHH Tenma, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, Cục Thuế Bắc Ninh và Cục Hải quan Bắc Ninh phối hợp điều tra vụ việc. Đồng thời, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã có báo cáo gửi Thanh tra Bộ Tài chính.
Ông Ngô Xuân Tòng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh.
“Thông tin về sự việc này chỉ mới xuất hiện trên báo Nhật và được Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật báo cáo về Chính phủ, hiện chưa có gì là chính thống và chúng tôi cũng chưa nhận được tư liệu hay chứng cứ gì để phản ánh rõ là có sự việc đó.
Khi làm việc với Công an tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã có báo cáo của đoàn kiểm tra Cục Thuế Bắc Ninh về việc này. Hiện nay chúng tôi chỉ có thể chứng nhận rằng tất cả hoạt động của Công ty Tenma là đúng. Trong quá trình kiểm tra trước đây với Công ty Tenma Việt Nam, đoàn kiểm tra do trực tiếp Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ra quyết định kiểm tra, xử lý và chỉ đạo đã trao đổi về điều kiện ưu đãi với Vụ chính sách của Bộ Tài chính, Vụ Doanh nghiệp lớn của Tổng Cục Thuế… doanh nghiệp cũng không có vướng mắc gì về chính sách, do đó, họ không bao giờ phải chi một khoản tiền như báo chí Nhật nêu”, ông Ngô Xuân Tòng khẳng định.
Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính về vụ việc. (Ảnh: Văn Chương)
“Hiện nay, chúng tôi đã có báo cáo rõ sự việc với Bộ Tài chính. Đánh giá về mặt chủ quan, chúng tôi cho rằng, trong việc này nếu có xảy ra thì chỉ liên quan đến nội bộ của doanh nghiệp. Họ có thể dùng số tiền đó vào việc khác hoặc việc cá nhân. Bây giờ mới chỉ có thông tin là ông Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tenma thừa nhận với công tố viên đã chi một khoản tiền như vậy. Còn những người của công ty này cầm khoản tiền này để chi cho ai và ai nhận thì cơ quan điều tra đang vào cuộc điều tra và chưa có kết luận.
Hiện tại chúng tôi chưa thể gặp và làm việc với Tổng Giám đốc của Công ty Tenma Việt Nam, vì ông này vẫn đang ở bên Nhật do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vì thế, chúng tôi chưa thể tiếp nhận, bàn giao bất cứ bằng chứng gì thể hiện sự việc tiêu cực và chưa thể làm rõ sự vệc này có liên quan đến trách nhiệm của ai để xử lý”, ông Tòng nhấn mạnh.
Theo Cánh cò Kinh tế , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment