Thật buồn vì vẫn phải lạm bàn về câu chuyện của hơn mười hai năm về trước.
Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu
Thật cũ vì vẫn phải lạm bàn về một vụ trọng án mà khi nhắc lại luôn có cảm giác có lỗi với người không may đã khuất lẫn thân nhân của họ.
Thật xót khi phải khơi lại nỗi đau của người mẹ có con bị kêu án tử hình, bà tin con mình bị oan. Để kêu oan cho con mình, bà đã bán hết gia sản để nước mắt chan dài từ Nam đến Bắc.
Hồ Duy Hải - cái tên phủ sóng dày đặc trên truyền thông chính thống lẫn phi chính thống, cái tên đủ sức lấn át các dòng chủ lưu thông tin khác. Thậm chí, là đại dịch Covid-19.
Hải được cơ quan chức năng xác định là hung thủ trong vụ sát hại hai nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi (Quốc lộ 1, thuộc xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).
Hải bị tuyên án tử hình, nâng lên đặt xuống bao lần một thân phận con người.
Hải, đã tốn bao nhiêu giấy mực của báo giới lẫn năng lượng của xã hội, Toà án Nhân dân vẫn chưa thể đưa ra một bản án khiến dư luận “Tâm phục khẩu phục”.
Những mâu thuẫn, sai sót trong quá trình điều tra về tố tụng đã được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chỉ ra rất rõ.
Rõ đến độ chính Toà án Nhân dân tối cao khi Giám đốc thẩm vụ án vẫn phải thừa nhận, “Quá trình điều tra vụ án có những sai sót về tố tụng nhưng "không thay đổi bản chất vụ án".
Tôi đọc mãi vẫn không tuyệt đối không thể thông được cụm từ, “quá trình điều tra có những sai sót về tố tụng” nhưng “không thay đổi bản chất vụ án” là như thế nào?
Có thể hiểu, có sai sót trong tố tụng nhưng vụ án vẫn hiển hiện. Đó là hai nạn nhân đã tử vong, Hồ Duy Hải được xác định là nạn nhân trong một tiến trình điều tra... có sai sót.
Lẽ thông thường nhất, có sai phạm thì phải đình chỉ vụ án, khắc phục sai phạm, truy cứu trách nhiệm nhân viên công vụ gây ra sai phạm ấy... rồi phục hồi điều tra.
Chúng ta đều hiểu, mục đích không thể biện hộ cho hành động. Ở trận Xích Bích, không phải Khổng Minh nhìn quân của Tào Tháo chết thảm trong hoả trận mà than, “Ta làm đúng nhưng tổn hại âm đức quá” hay sao?
Tất nhiên, khi đưa ra chi tiết minh hoạ này, tôi hoàn toàn không có ý khẳng định hay phủ định về câu chuyện của Hồ Duy Hải.
Thế nên, đâu phải ngẫu nhiên mà ở mỗi phiên xử xưa, quan nhân còn cho vời cả oan hồn của người đã khuất theo tín ngưỡng.
Trên đầu ba tấc có thần linh, trong chốn công đường có nhiều oán khí, tiền nhân luận vậy.
Nên nhất nhất một bản án được tuyên bố phải gói gọn trong nội hàm, “Tâm phục khẩu phục”. Chưa phục thì chưa tuyên.
Chứ đã sai mà không ảnh hưởng đến kết quả thì là làm sao?!
Theo Ngày Nay. Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment