Với các sai phạm nghiêm trọng về chứng cứ, tức việc chứng minh, sự việc đã bị thay đổi tới mức nào?
Vi phạm nghiêm trọng về chứng cứ có chắc chắn dẫn tới các đánh giá sai lầm hoặc có làm biến dạng cách nhìn nhận vấn đề không?
Có sự thật nào được xác lập dựa trên sự sai trái hay nguỵ tạo chứng cứ không?
“Bản chất của vụ án” là gì mà “không thay đổi” kể cả khi việc chứng minh đã bị vi phạm?
Nếu sai phạm trong việc chứng minh không làm thay đổi bản chất vụ án thì nghĩa là luật tố tụng đã trở nên bị vô hiệu và không còn cần phải chứng minh trong các vụ án nữa vì sự “không thay đổi bản chất” của nó bất kể các sự vi phạm?
Nếu các sai phạm tố tụng không là cơ sở để gỡ tội thì đó có phải là tước bỏ quyền được hưởng nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, được xét xử công bằng không?
Luật pháp có nguyên tắc nào cho phép toà án hoặc cơ quan tiến hành tố tụng quyết định kết tội dựa trên một thủ tục mà bỏ qua những sai phạm về chứng cứ và chứng minh không?
Việc chứng minh theo thủ tục luật định có là một yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ trong mọi trường hợp không hay là có thể dựa trên một thủ tục có sự vi phạm hoặc nhờ vào sự nguỵ tạo?
Những chứng cứ và các hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền mà đã nguỵ tạo chứng cứ có giá trị pháp lý không, hay bị đặt vào sự vô hiệu do phẩm chất và hiệu lực của chủ thể đã bị vô hiệu do phạm vào điều cấm của luật?
Sự thật có thể được tìm thấy là khách quan như nó phải là, nếu người có nghĩa vụ tôn trọng sự thật lại dùng sự gian dối để chứng minh?
Tính hợp pháp quyết định tới sự thật và cần thiết để bảo vệ công lý hay “sự thật” có thể ưu tiên hơn sự hợp pháp và cũng không cần tới sự hợp pháp để nhạn diện?
Nếu không có sự hợp pháp, chẳng phải chúng ta đang là tội phạm thực sự của sự thật ư?
Theo FB LS Lê Luân Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment