Dịch bệnh bùng phát tại Bắc Kinh, chợ đầu mối Tân Phát Địa trở thành “tâm bão” dịch bệnh. Hơn 1.500 cảnh sát vũ trang và công an đã đóng quân xung quanh chợ để chốt chặn hiện trường.
Chỉ trong 4 ngày, Bắc Kinh đột ngột tăng vọt lên 79 ca nhiễm, 8 quận bùng phát dịch. Người dân và giới quan chức vô cùng hoảng loạn. Ngày 15/6, giới chức chính phủ tuyên bố Bắc Kinh bước vào “trạng thái thời chiến” và tiến hành điều tra “gõ cửa” quy mô lớn.
Người dùng Weibo cung cấp ảnh ảnh sát điều động nhiều xe buýt đưa người dân lân cận chợ đầu mối Tân Phát Địa và những người bán hàng rong đến khu cách ly (Ảnh chụp màn hình Weibo).
Ngày 15/6, chuyên gia dịch tễ học Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, ông Ngô Tôn Hữu thừa nhận rằng dịch bệnh ở Bắc Kinh “bất ngờ” nghiêm trọng chỉ trong một thời gian ngắn, nơi bắt đầu dịch – chợ đầu mối Tân Phát Địa lại có diện tích rất lớn (khoảng 6,7km2 ) và quy mô cực kỳ lớn (chợ lớn nhất Châu Á, chiếm đến 90% nông sản cung ứng cho toàn thành phố). Đây là một thách thức lớn về điều tra dịch tễ học.
Cùng ngày, người phát ngôn của chính quyền thành phố Bắc Kinh, ông Từ Hòa Kiến cho biết quy luật truyền nhiễm của virus viêm phổi đột biến vẫn chưa hoàn toàn nắm bắt được, tình hình dịch bệnh ở thủ đô đã vô cùng nghiêm trọng.
Bí thư Thành ủy Bắc Kinh ông Thái Kỳ đã chủ trì cuộc họp cách chức tổng giám đốc chợ đầu mối Tân Phát Địa và một số quan chức quận Phong Đài.
Điều tra 200.000 người; 7.120 khu cộng đồng bước vào “trạng thái thời chiến”
Tình hình dịch bệnh gia tăng nhanh chóng vào ngày 15/6. Hiện tại Bắc Kinh có một “khu vực có nguy cơ cao” là khu Hoa Hương (quận Phong Đài) và 22 “khu vực có nguy cơ trung bình” phân bố rải rác tại 8 quận: Phong Đài, Đại Hưng, Đông Thành, Hải Điến, Triêu Dương, Thạch Cảnh Sơn, Tây Thành và Phòng Sơn.
Trong số 14 khu hành chính, ngoài quận Phong Đài, còn có quận Môn Đầu Câu và quận Đại Hưng cũng đã bước vào “trạng thái thời chiến”. Chính quyền quận sẽ triển khai “chiến dịch gõ cửa” đối với từng hộ dân trong toàn khu vực. Những người có liên quan đến chợ đầu mối Tân Địa Phát đều bị yêu cầu kiểm tra. Đồng thời áp dụng kiểm soát chặt chẽ ra vào tại các khu dân cư.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, chiều ngày 15/6, tại hội nghị phòng chống dịch bệnh lần thứ 118 được tổ chức tại Bắc Kinh, ông Tử Dĩnh – thành viên hành chính Ban Tổ chức Đảng ủy thành phố Bắc Kinh cho biết, 7.120 khu dân cư trong thành phố đã bước vào “trạng thái thời chiến”; 11 khu dân cư quanh chợ đầu mối Tân Địa Phát và 10 khu dân cư quanh chợ Ngọc Tuyền Đông đều đưa vào quản lý khép kín. Chính phủ hiện đang tiến hành xét nghiệm axit nucleic cho 90.000 người dân tại các khu vực này.
Ông Tử Dĩnh – thành viên hành chính Ban Tổ chức Đảng ủy thành phố Bắc Kinh phát biểu tại hội nghị phòng chống dịch bệnh lần thứ 118 được tổ chức tại Bắc Kinh chiều ngày 15/6 (Ảnh chụp màn hình Weibo).
Ông Tử Dĩnh cũng cho biết, kể từ ngày 30/5, Bắc Kinh đã tiến hành điều tra gần 200.000 người có liên hệ đến chợ đầu mối Tân Phát Địa.
Hoãn tiệc tùng và vận tải
Hiện tại, tất cả các hoạt động quảng cáo bao gồm họp báo, đấu giá trực tiếp… để nối lại chương trình khuyến mại “Mùa tiêu dùng Bắc Kinh” đều bị hủy bỏ hoặc trì hoãn; ngành công nghiệp dịch vụ đã đình chỉ tổ chức tiệc cưới, tiệc chiêu đãi và tiệc nhóm… Công ty vận tải hành khách Đường Cô Thiên Tân thông báo, hoạt động vận tải trên tuyến Đường Cô (Thiên Tân) – Triệu Công Khẩu (Bắc Kinh) bị tạm ngưng, thời gian mở cửa cụ thể sẽ được thông báo sau.
Chợ Tân Phát Địa trở thành “tâm bão”, dịch bệnh đã lan rộng từ Bắc Kinh sang các địa phương khác. Các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc và Tứ Xuyên đều có các ca nhiễm liên quan đến bệnh nhân ở Bắc Kinh.
Các địa phương ở Trung Quốc đã khởi động cơ chế phòng vệ, bao gồm Thiên An và Định Châu (tỉnh Hà Bắc), Thông Liêu (Nội Mông Cổ), khu mới Binhai và Kế Châu (tỉnh Thiên Tân), tỉnh Liêu Ninh, Tô Châu (tỉnh Giang Tô), Lữ Lương (tỉnh Sơn Tây), Đại Khánh và Cáp Nhĩ Tân (Tỉnh Hắc Long Giang)… đã ban hành công văn yêu cầu dân chúng không đến Bắc Kinh trong thời gian này, những người trở về từ Bắc Kinh phải thực hiện cách ly 14 ngày.
Lần dịch thứ hai nghi ngờ bắt đầu từ “lưỡng hội”
Một điểm đáng chú ý đó là, dựa vào thời gian ủ bệnh là 2 tuần thì có thể tính toán ra là dịch bệnh đã bắt đầu trong thời gian diễn ra “lưỡng hội”, nhưng có khả năng là để “duy trì ổn định” mà phía chính phủ đã ém thông tin cho đến nay.
Kênh China Business Network đưa tin, theo kết quả điều tra do Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Bắc Kinh, bà Bàng Tinh Hỏa công bố ngày 14/2, có hai bệnh nhân là nhân viên làm việc tại chợ đầu mối Tân Phát Địa xuất hiện triệu chứng lâm sàng trước ngày 4/6. Mãi đến ngày 12/6, thực hiện“lấy mẫu xét nghiệm truy nguồn gốc dịch bệnh” mới được phát hiện là đã bị nhiễm bệnh.
6 bệnh nhân đã đến chợ đầu mối Tân Phát Địa mua hàng từ ngày 4-6/6, thậm chí người đến chợ sớm nhất là ngày 28/5. Cả 6 người này không lâu sau đó đã bắt đầu có cảm giác khó chịu.
Về vấn đề này, các chuyên gia dịch tễ học cho biết: “Từ triệu chứng lâm sàng cũng có thể thấy rằng ca nhiễm phát bệnh sớm nhất vào ngày 4/6, và lây nhiễm ở chợ đầu mối Tân Địa Phát đã bắt đầu từ thời điểm đó.”
Một số cư dân mạng đăng bài viết liên quan, căn cứ vào thời gian ủ bệnh của virus là hai tuần để suy tính, thì đợt bùng phát dịch mới này ở Bắc Kinh có thể là do các đại biểu “lưỡng hội” truyền vào, bế mạc vào cuối tháng Năm vừa rồi đã phát hiện, nhưng do động cơ chính trị, chính quyền “một mực giấu diếm cả hơn chục ngày, đến giờ không thể ém thông tin được nữa, mới công bố số liệu cục bộ. Mặt khác, có báo cáo nêu rõ rằng có đến 40 mẫu dương tính với môi trường đã được thu thập ở chợ đầu mối Tân Phát Địa, nhưng tại sao chỉ công bố các mẫu thớt cá hồi nhập khẩu?
”Hàng chục ngàn người ở chợ Tân Phát Địa bị cách ly?
Ngày 14/6, người dân Bắc Kinh chia sẻ hình ảnh nhiều chiếc xe buýt xuất hiện gần chợ đầu mối Tân Phát Địa đưa người dân gần đó và những người bán hàng rong đến khu cách ly tại các khách sạn.
Theo các video được nhiều cư dân mạng đăng tải, người dân gần chợ đầu mối Tân Phát Địa đã buộc phải yêu cầu xếp hàng và xuất trình thẻ căn cước.
Ngay khi video được đăng tải, một số cư dân mạng đã không ngừng chỉ trích, cảnh tượng này đơn giản chỉ là “ĐCSTQ không từ bỏ một cơ hội nào để kiếm chác”. Một số cư dân mạng đặt nghi vấn, hàng chục ngàn người bị kiểm tra này, chi phí cách ly sẽ do ai trả? “ Tiểu thương chợ Tân Địa Phát vốn thu nhập không cao, nhiều trong số này là từ vùng khác đến để làm việc, họ làm sao chịu nổi chi phí cách ly?”. Cũng có người xúc động nói “Dân đã nghèo, ĐCSTQ còn muốn mượn cớ lấy phí kiểm tra và phí cách ly để cướp tiền dân, thật không muốn cho ai sống!”
Đổ vạ cho Thủy sản châu Âu
Tuy nhiên, để đối phó với dịch bệnh lần này, ĐCSTQ lại lần nữa “ném nồi” đổ vấy trách nhiệm. Ông Ngô Tôn Hữu tuyên bố rằng lần này virus không giống như chủng virus xuất hiện ở Bắc Kinh 2 tháng trước, mà giống “của châu Âu” hơn, nhưng lại nói “Giống châu Âu không có nghĩa là nó đến từ một quốc gia châu Âu”. Tuyên bố này lặp lại kết quả của việc “ném nồi” trước đó của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Bắc Kinh: virus “đến từ châu Âu.”
Tuy nhiên, báo cáo của mạng Caixin hôm thứ Hai (15/6), đã chỉ ra rõ ràng rằng còn quá sớm để nói rằng virus này đến từ châu Âu. Bởi vì một số ca nhiễm truyền vào Đông Bắc, Nội Mông và Tây Bắc được phát hiện trước đây, kiểm định virus phù hợp với lần dịch này. Trong báo cáo của giới chính quyền, những điều này đều bị né tránh.
Trong buổi phỏng vấn với Đài Châu Á Tự do, Cựu giám đốc Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, bà Nhậm Thụy Hồng cho hay, các nhân viên y tế và bạn bè đồng nghiệp của bà ở Bắc Kinh đều nhận cảnh cáo không được thảo luận về vấn đề này. Giờ đây, các quan chức Bắc Kinh lại đang cố gắng mô tả dịch bệnh lần này là một trường hợp “nhập khẩu virus” từ châu Âu, đẩy trách nhiệm sang ngành công nghiệp thực phẩm nhập khẩu. Có khác với lần trước ở chỗ, giờ họ không dám tùy tiện “ném nồi” sang Mỹ, sợ không đỡ nổi đòn phản công.
Theo Trí thức VN Tin quốc tế , Xã hội , Y tế
No comments:
Post a Comment