Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mới đây cho biết, đề nghị thanh toán 50 triệu USD của tổng thầu Trung Quốc không có văn bản chính thức nên không được xem xét.
Cụ thể theo báo VnExpress, sáng nay ngày 02/6, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, trong cuộc họp trực tuyến giữa BQL dự án đường sắt và tổng thầu Trung Quốc, phía tổng thầu đề nghị được thanh toán 50 triệu USD để chạy thử tàu toàn tuyến phục vụ công tác nghiệm thu.
“Đây là ý kiến trao đổi trong cuộc họp, không có văn bản chính thức nên chúng tôi không xem xét đề nghị này”, ông Đông nói.
Tàu sắt Cát Linh – Hà Đông tại nhà ga. (Nguồn: VnExpress)
Trước đó, trao đổi với phóng viên báo Dân trí chiều ngày 01/6, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết: “Đây là đề nghị không chính thức, không có văn bản cụ thể. Trường hợp là đề nghị chính thức thì phía Việt Nam cũng không chấp thuận và phải thực hiện theo điều kiện quyết toán đã ký trong hợp đồng EPC”.
Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, chạy thử dự án là việc của Tổng thầu phải thực hiện, phía Việt Nam không có trách nhiệm phải quyết toán thêm khoản tiền này.
Hiện nay, dự án đã giải ngân hơn 14,7 nghìn tỷ đồng trong tổng số trên 15 nghìn tỷ đồng, đạt 81,9%.
Báo Thanh Niên cho biết, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05 km, gồm 12 ga và 1 khu depot, chủ đầu tư là Bộ GTVT, đại diện chủ đầu tư là Ban QLDA đường sắt. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 8.770 tỷ đồng (552,86 triệu USD); tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.002 tỷ đồng (868,04 triệu USD), trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỷ đồng (198,43 triệu USD).
Dự án được khởi công tháng 10.2011, kế hoạch hoàn thành đưa vào khai thác thương mại trong quý 2/2019.
Giải ngân từ đầu dự án đến nay 14.737,6/15.131,6 tỷ đồng (đạt 81,9%). Giải ngân năm 2020 là 161,2/555,2 tỷ đồng (đạt 29%).
Báo Thanh Niên cho biết, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05 km, gồm 12 ga và 1 khu depot, chủ đầu tư là Bộ GTVT, đại diện chủ đầu tư là Ban QLDA đường sắt.
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 8.770 tỷ đồng (552,86 triệu USD); tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.002 tỷ đồng (868,04 triệu USD), trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng (669,62 triệu USD) và vốn đối ứng 4.134 tỷ đồng (198,43 triệu USD).
Dự án được khởi công tháng 10.2011, kế hoạch hoàn thành đưa vào khai thác thương mại trong quý 2/2019.
Giải ngân từ đầu dự án đến nay 14.737,6/15.131,6 tỷ đồng (đạt 81,9%). Giải ngân năm 2020 là 161,2/555,2 tỷ đồng (đạt 29%).
Theo NTDVN Giao thông , Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment