“Chi 114 tỷ đồng để rửa đường Hà Nội” đang là chủ đề được cộng đồng mạng bình luận, chia sẻ.
“Chi 114 tỷ đồng để rửa đường Hà Nội” đang là chủ đề được cộng đồng mạng bình luận, chia sẻ. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)
Truyền thông trong nước hôm 8/6 cùng đưa tin về việc Hà Nội dùng hàng trăm tỷ đồng để rửa đường.
Báo Dân trí dẫn lời từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc rửa đường được thực hiện tại các khu vực trung tâm, tuyến đường chính, trọng điểm, khu vực thường xuyên tổ chức sự kiện, lễ kỷ niệm, các thời điểm nắng nóng kéo dài, các ngày chất lượng không khí được thông báo ở mức kém trở lên.
Kinh phí dự kiến rửa đường tại Hà Nội năm 2020 là 114 tỷ đồng, lấy từ ngân sách thành phố, theo Zing.
Quận Cầu Giấy có dự kiến chi cao nhất gần 11 tỷ đồng, huyện Ba Vì đứng thứ 2 với 7,8 tỷ đồng và thấp nhất huyện Đông Anh gần 500 triệu đồng, theo VNExpress.
Sau khi báo chí trong nước đưa thông tin này, cộng đồng mạng đã có nhiều ý kiến khác nhau.
“Cây xanh là lá phổi của của thành phố từ Sài Gòn ra đến Hà Nội thì không lo trồng thêm và chăm sóc, lại nhẫn tâm chặt cả hàng cây quý đầy bóng mát… Giờ thì lấy cớ giải nhiệt, đem tiền thuế của dân ra đổ đầy đường“, tài khoản Facebook Duc Trong Huynh viết.
Tài khoản Rơm Khô: “Chi phí ấy đem đi trồng cây phủ xanh đồi trọc có hơn không”.
Bao Do Ngoc viết: “Kế hoạch được phê duyệt ai sẽ là người được hưởng lợi?”.
Dung Nguyen Dinh: “Rửa đường hay rửa tiền . Xe chở đất đá đổ ra đầy đường có thấy phạt đâu”.
Phùng Quang Thái: “114 tỷ thì tha hồ mà cấu véo”.
Cuong Huy Kuppi: “Ngân sách từ đâu mà có vậy?”.
Nguyễn Khuyên: “Tiền đó để làm việc có ích hơn. Rứa 1 lúc lại khô rồi nóng chẳng lẽ cứ rửa suốt ngày à?. Đừng thừa giấy vẽ voi”.
LH PhilLip: “Sao không để tiền này giúp đỡ người vùng khó khăn?”.
Song Phùng: “Không giải quyết được nóng. Phải có nhiều hồ và cây xanh”.
Quang Vũ Đức: “Ủng hộ thôi, nhưng đừng để trời nắng thì thổi tung bụi, còn trời mưa thì lại đi rửa đường”.
Đinh Hải: “Mùa mưa đi rửa đường, mùa nắng thì đi cưa cây”.
Nguyen The Trinh: “Lại có cớ để kiếm chác”.
Tú Anh: “Sao tiền ấy không xây cầu vùng sâu vùng xa giúp đỡ những người khó khăn?”.
Bao Do Ngoc: “Kế hoạch được phê duyệt ai sẽ là người được hưởng lợi?”.
Nguyễn Duy Khanh: “114 tỷ nên lấy tiền đó mà đi trồng thêm cây xanh. Cải thiện ô nhiễm. Làm chuyện có ích cho xã hội hơn là đi tưới nước rửa đường”.
Họ và tên: “Hạn ở miền tây chỉ được 70 tỷ cứu dân cho cả mấy tỉnh. Hà Nội tưới đường tận 114 tỷ ???. Chưa kể 1 năm có mấy tháng mưa không cần rửa”.
Nguyen Thi Kim Phung: “Nguồn nước cả thế giới đang dần cạn kiệt. Riêng Việt Nam miền Tây khô hạn sao không tiếp thật nhiều vào mà lại rửa đường ngần ấy tiền ??? Lãng nhách vô cùng tận. 114 tỷ nuôi được bao nhiêu trẻ tàn tật mồ côi”…
Trước phản ứng của dư luận, báo Zing hôm 9/6 dẫn lời ông Hoàng Cao Thắng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội giải thích rằng “do thời tiết nắng nóng gay gắt nên một số quận, huyện, thị xã đã đề xuất rửa đường trở lại để hạ nhiệt độ, giảm ô nhiễm môi trường“.
Còn ông Phạm Thanh Học – Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội thì nói “có những thời gian dài không mưa, đường phố bụi bẩn thì cần phải tưới nước rửa đường. Đợt rửa đường lần này được thành phố giao về cho các quận, huyện xây dựng kế hoạch cụ thế chứ không như trước đây”.
“Các quận huyện có bao nhiêu con đường bụi bẩn, cần phải rửa thì phải có kế hoạch cụ thể chứ không làm tràn lan gây lãng phí. Còn tại sao kế hoạch cần 114 tỷ thì không phải anh em tự nghĩ ra, vì vậy chúng ta không phải lo lắng”, báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời ông Học, hôm 9/6.
Trước đó, từ năm 2016, Hà Nội mua hơn 100 chiếc xe hút bụi, quét rác mini từ Đức để vệ sinh môi trường, đường phố. Mỗi chiếc xe có giá 1 tỷ đồng, hút được khoảng 1,5m3 bụi, rác mỗi ngày. Mỗi xe có công suất bằng 12 công nhân.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội từng khen rằng đây là công nghệ mới giúp quét, hút rác sạch hơn so với việc quét thủ công, làm giảm chi phí rửa đường 70 tỷ đồng/năm. Hà Nội cũng cho dừng luôn việc tưới nước rửa đường từ năm 2016.
Thế nhưng sau 3 năm, đến năm 2019, ông Chung lại yêu cầu rửa đường lại vì chất lượng không khí Hà Nội liên tục kém, xấu. Nhưng quan trọng hơn, người dân rất bức xúc cho rằng việc quét bằng máy khiến bụi bay mù mịt trên đường, mất vệ sinh khi tham gia giao thông.
Hoàng Minh/ TrithucVN Kinh tế , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment