Phiên tòa phúc thẩm vụ án xe container đâm Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khiến 5 người chết, 5 người bị thương đã kết thúc chiều 5/6.
Bị cáo Lê Ngọc Hoàng (tên gọi khác là Vũ Văn Hoàng, SN 1985, trú tại Thái Bình, tài xế container) bị tuyên y án sơ thẩm với 4 năm 6 tháng tù giam; cấm hành nghề lái xe trong 2 năm sau chấp hành xong hình phạt tù.
Sau khi kết thúc phiên tòa, trên mạng xã hội xuất hiện bức ảnh bị cáo Lê Ngọc Hoàng bị cùm chân khi hầu tòa. Theo thông tin chia sẻ, bức ảnh được chụp tại phiên tòa sáng 4/6 - buổi đầu diễn ra phiên xét xử phúc thẩm.
Trả lời báo chí, chị Vũ Thị Thúy, vợ bị báo Hoàng và luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật sự Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, người trực tiếp tham gia phiên tòa, bào chữa cho bị cáo xác nhận bức ảnh trên là có thật. Chính xác, việc xích cùm chân xảy ra vào buổi sáng ngày xét xử ngày đầu tiên (4/6). Sau đó bị cáo Hoàng đề nghị tháo bỏ vì gây đau chân, ảnh hưởng đến việc di chuyển và đã được HĐXX chấp nhận. Tuy nhiên, khi tuyên án, bị cáo Lê Ngọc Hoàng lại tiếp tục bị cùm chân.
Theo luật sư Giang Hồng Thanh, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc cùm chân bị cáo hầu tòa được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có mức án đề nghị chung thân hoặc tử hình; có biểu hiện chống phá hoặc quấy rối cơ quan chức năng. Trong phiên tòa này, bị cáo Hoàng không phải đối tượng bị áp dụng hình thức cùm xích chân.
"Vừa qua tại Bình Phước có xảy ra việc bị cáo trong vụ TNGT đã nhảy lầu tự tử ngay sau phiên tòa phúc thẩm nhưng không vì thế mà các bị cáo khác trong vụ án tương tự cũng bị áp dụng như vậy. Thực tế, việc cùm xích chân không thể ngăn chặn hậu quả nếu như bị cáo có ý định tự tử. Đặc biệt, trong phiên tòa này, bị cáo liên tục kêu oan, tôi cũng cho rằng bản án đưa ra là chưa thỏa đáng, chưa xem xét hết các tình tiết liên quan”, luật sư Giang Hồng Thanh nói.
Tuy nhiên, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa, đoàn luật sư TP Hà Nội lại cho rằng: Thông thường, khi vào phiên tòa, HĐXX sẽ yêu cầu tháo hết cùm tay, chân cho bị cáo. Tuy nhiên, việc này là linh động của HĐXX.
“Đúng ra, trong vụ án này, bị cáo không cần áp dụng biện pháp cùm xích chân, tay nhưng nếu HĐXX có đủ căn cứ cho rằng bị cáo có thể gây gổ, làm ảnh hưởng xấu đến phiên tòa thì cũng có thể áp dụng biện pháp này”, luật sư Hoàng Tùng nói.
Theo FP Nhà Báo Điều Tra Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment