Thế giới quan trong trí tuệ của trẻ khác xa với những kinh nghiệm về thế giới quan đầy định kiến của người lớn. Và vì thế, trẻ em luôn có sự tưởng tượng phong phú và mới lạ hơn chúng ta nhiều lần.
Như tôi đã từng viết và nhấn mạnh về khía cạnh này, sự trống trơn về nhận thức của trẻ em là sự trống trơn của các ý niệm bị định hình sẵn, chứ không phải trống trơn theo cách áp đặt của chúng ta là “chúng chẳng biết cái gì cả”.
Và đây chính là một sản phẩm điển hình của thế giới quan (trình độ, nền tảng) giáo dục của một hệ thống, nó phản ánh chính xác nhận thức của tri thức dành cho việc giáo dục thông qua tương tác của giáo viên với học sinh trong các bài giảng và bài tập.
Điều gì đã khiến thế giới này thay đổi? Chẳng gì khác đó là bởi các trí tuệ đã vượt qua sự đóng khung của tất cả các hệ thống tri thức đã lỗi thời ngay ở vào phút trước nó chứ không phải là mười năm hoặc một thế kỷ trước.
Đây là một sự sáng tạo có tính thực tế. Một bức tranh mô tả chính người được giả định là ở vào thời điểm 100 tuổi. Mà giả định ấy, về mặt sinh học, có thể không tồn tại. Và hơn nữa, thời gian là một thông số khách quan, nó đã cố định theo hệ quy chiếu được xét đến, nhưng sự hiện hữu của con người dưới một “thể tính” nào thì lại là một vấn đề triết học.
Nếu 100 tuổi, bạn không còn sống, hẳn đây chính là bức tranh mô tả đúng đắn nhất cái đích đến của bất cứ con người nào, thậm chí, có những người chết đi mà không để lại một dấu vết nào trên đời sống.
Tại sao lại chấm điểm 2 cho sự sáng tạo đúng đắn này, trong khi ngược lại, nó cho thấy sự định kiến và hạn hẹp của một người trưởng thành trong tư cách một nhà giáo dục. Họ thực sự đang “rèn” con người chứ không phải khai phóng con người.
Luân Lê Giáo dục , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment