Cập nhật tin tức nóng hổi

Không để doanh nghiêp cấu kết với quan chức phá vỡ quy hoạch đô thị

Tại cuộc tiếp xúc với gần 1.000 cử tri thành phố sáng 3/12/2019, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa nói rằng "... hai năm qua địa phương đã tập trung vào rà soát quy hoạch trên địa bàn và thuê tư vấn Singapore điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045" (Viết gọn: Quy hoạch 30-45; - BCD-).

Trong câu chuyện, Bí thư đã nói với một quyết tâm đanh thép: 'Không để doanh nghiệp phá vỡ quy hoạch đô thị'.

Bởi lâu nay, doanh nghiệp cùng nhóm lợi ích trong chính quyền thành phố đã thao túng, lũng đoạn quy hoạch của thành phố đến mức dân chúng ai cũng nhận thấy, nhưng lãnh đạo thì đến khi Đà Nẵng bí phá lanh tanh bành Sơn Trà, Bà Nà, lấn sông Hàn, sông Cổ Cò, công trình khách sạn sát biển... để xây dựng và phân lô bán nền thì ông bí thư mới nhận ra: "Doanh nghiệp bảo làm cái này, cái kia rồi thành phố điều chỉnh quy hoạch theo".
Không để doanh nghiêp cấu kết với quan chức phá vỡ quy hoạch đô thị
Ảnh minh họa

Ông đã mời tư vấn Singapore vào làm quy hoạch cho Đà Nẵng, quyết không cho doanh nghiệp trong nước lộng hành khuynh đảo như trước đây nữa.

Tư vấn quy hoạch Singapore là những nhà môi trường vĩ đại, nên họ đã không đưa những những dự án tàn phá môi trường núi rừng biển đảo Đà Nẵng vào Quy hoạch 30-45 này, mà họ có những nguyên tắc hết sức khắt khe. Đối với khu vực bán đảo Sơn Trà: "Nghiêm cấm: Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định pháp luật; Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng".

Các nhà tư vấn Singapore đã chọn lựa kỹ lưỡng các dự án ở Sơn Trà và cương quyết không đưa dự án Công viên đại dương vào Quy hoạch 30-45.

Sang năm thứ hai thuê tư vấn ngoại rồi mà tư vấn này không hề thay đổi quan điểm. Dự án Công viên đại dương vẫn bị gạt ra rìa, nhóm lợi ích vô cùng sốt ruột.

Thôi thì mặc kệ lời phán đanh thép của Bí thư Nghĩa, UBND thành phố làm một tờ trình xin Chính phủ. Nhưng tính toán là chỉ trình giai đoạn 20-30 để quyết xây dựng bằng được Công viên đại dương trong giai đoạn này. (Tờ trình số 6046/TTr-UBND ngày 06/9/ 2019) đề nghị trước mắt Thủ tướng duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Viết gọn là Quy hoạch 20-30).

Và mấy tháng sau, từ Tờ trình 6046 đó của Đà Nẵng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 cho phép xây dưng Công viên đại dương (Phụ lục V dòng 4 QĐ 393).

Thế là xong Quy hoạch 20-30.

Giờ sang Quy hoạch 30-45. Để chắc ăn, trong danh mục dự án đầu tư của Quy hoạch 30-45 cũng phải có tên dự án này thì mới có thể yên tâm được, nên mặc kệ tư duy quan điểm nhà tư vấn Singapore, địa phương mới là quan trọng. UBND thành phố làm một tờ trình nữa báo cáo xin HĐND thành phố thông qua việc này.

Kết quả là HĐND thành phố đã có Nghị quyết số 297/NQ-HĐND ngày 22/5/2020 "Thông qua đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Nghị quyết này không những chỉ cho phép mà còn cho phép ưu tiên xây dựng Công viên đại dương sớm trong giai đoạn 2020-2025 (Phụ lục 2. dòng 4 Nghị quyết 297). HĐND cho phép xây dựng dự án liên quan đến rừng và biển này ngay ở rừng cấm quốc gia Sơn Trà, khu bảo tồn thiên nhiên độc nhất vô nhị của quốc gia và thế giới!

Mặc dù dự án chưa có quyết định thu hồi đất, chưa có giấy chứng nhận quyền sử đất, chưa làm lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định quá hạn 2 năm phải làm lại), nhưng những động thái cho phép cấp tập nói trên của chính quyền Đà Nẵng sẽ là tiền đề mở đường cho doanh nghiệp tiến lên tàn phá khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

Không phải cứ trong hàng chục ngàn từ ngữ, hàng trăm dự án, hàng trăm địa danh nêu trong văn bản Quyết định cho phép của Thủ tướng hay Nghị quyết cho phép của HĐND đó, miễn cứ có tên là coi như đã duyệt cho phép triển khai. Không hề như vây. Mà phải là văn bản cho phép riêng của từng dự án.

Điều 28 Luật Bảo vệ rừng 2004 quy định chỉ có Thủ tướng mới có quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; Điều 24 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định cho phép xây dựng dự án can thiệp hành lang bảo vệ biển đảo… chưa kề các điều cấm của Luật an ninh quốc phòng, Luật đa dạng sinh học...

Dự án trên muốn được thực hiện cần phải đảm bảo đủ những văn bản cho phép riêng đó nữa.

Trở lại lời phát biểu đanh thép của Bí thư Nghĩa 'Không để doanh nghiệp phá vỡ quy hoạch đô thị', thì cũng thấy tội cho doanh nghiệp chứ.

Nói đúng phải là: 'Không để nhóm lợi ích trong chính quyền cấu kết với doanh nghiệp phá vỡ quy hoạch đô thị'.

12.6.20
BÙI CÔNG DỤNG/ Báo Sạch ,

No comments:

Post a Comment