Ông Lê Ái Dân - kiểm sát viên giữ quyền công tố vụ án Bưu điện Cầu Voi năm 2008 đã ra Hà Nội và đến Viện KSND Tối cao để làm việc.
Với quyết tâm bảo vệ quan điểm, các nội dung kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Tối cao, dư luận xã hội đang kỳ vọng vụ án kéo dài 13 năm qua sẽ có những diễn biến mới tích cực, quá trình điều tra truy tố xét xử không làm oan người vô tội, hạn chế bỏ lọt người có tội, bảo vệ niềm tin công lý.
Tại sao các vật chứng quan trọng lại bị tiêu hủy?
Dấu vân tay để lại trên bồn rửa tay và trên cửa sau đã bị tiêu hủy - Ảnh Trương Châu Hữu Danh
Những dấu vân tay ai đó để lại trên khoá vòi nước ở một khách sạn - được nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường chứ chưa cần kĩ thuật khoa học hình sự gì. Vụ án bưu cục Cầu Voi cũng có đầy dấu tay, nhưng chẳng có cái nào của Hồ Duy Hải. Vậy chúng là của ai?
Không khó để biết thủ phạm gây án là ai, nếu sử dụng những dấu vân tay có vẻ đã được giấu đi (và những vật chứng quan trọng cũng đã bị tiêu huỷ).
Lấy mấy thứ đó để điều tra kiểu gì chẳng ra kẻ thủ ác. Cớ gì phải làm thế rồi nguỵ biện bằng mấy thứ cung khai hay niềm tin nội tâm trong điều tra, truy tố?
Những dấu mốc quan trọng trong vụ án Hồ Duy Hải
Ngày 14/1/2008, hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân bị sát hại.Hai tháng sau, ngày 21/3, Hồ Duy Hải (23 tuổi, ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An) bị bắt tạm giam, phục vụ điều tra. Hồ sơ thể hiện Hải là hung thủ duy nhất.
Ngày 1/12/2008, TAND tỉnh Long An xử sơ thẩm, tuyên án tử hình Hồ Duy Hải về hai tội “Giết người”, “Cướp tài sản”. Hồ Duy Hải và gia đình kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 28/4/2009, TAND Tối cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, bác kháng cáo của Hồ Duy Hải.
Ngày 4/5/2009, Hồ Duy Hải và gia đình gửi đơn lên Chủ tịch nước, xin ân giảm án tử hình và gửi đơn kêu oan đến các cơ quan chức năng.
Ngày 14/12/2009, TAND Tối cao trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Loan (mẹ Hải) cho rằng toà hai cấp tuyên phạt tử hình Hồ Duy Hải là có căn cứ, đúng pháp luật.
Ngày 24/5/2011, Chánh án TAND Tối cao có quyết định không kháng nghị bản án và có Tờ trình gửi Chủ tịch nước đề nghị bác đơn xin ân giảm tử hình của Hồ Duy Hải.
Ngày 24/10/2011, viện trưởng Viện KSND Tối cao ban hành quyết định không kháng nghị vụ án, sau đó TAND tỉnh Long An cho biết sẽ tổ chức thi hành án. Ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước thông báo đã nhận được đơn kêu oan của mẹ Hồ Duy Hải, yêu cầu tạm dừng thi hành án.
Ngày 17/5/2012, Chủ tịch nước bác đơn ân xá tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Ngày 24/11/2014, Hội đồng thi hành án ra quyết định thi hành án tử hình Hồ Duy Hải vào ngày 5/12/2014.
Đầu tháng 12/2014, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An có quyết định thi hành án đối với Hồ Duy Hải. Sau đó, Văn phòng Chủ tịch nước truyền đạt ý kiến Chủ tịch nước tạm hoãn thi hành án với tử tù Hồ Duy Hải cho đến nay.
Ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản gửi sang TAND Tối cao đề nghị hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải và xem xét lại vụ án. Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn ký văn bản hoả tốc yêu cầu Hội đồng thi hành án tỉnh Long An tạm hoãn thi hành án tử hình.
Ngày 22/11/2019, Viện KSND Tối cao ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm.
Ngày 6/5/2020, TAND Tối cao mở phiên toà Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải
Tổng hợp/ Báo Sạch Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment