Ngày 4-10-2019, tôi viết, "Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên nhắc Chánh Thanh Tra, không chuyển vụ 29 tỷ ở trường Luật sang cơ quan điều tra là che giấu tội phạm". Hành vi này, giờ đây, đủ yếu tố để coi là đã "phạm tội hoàn thành". Sai phạm của trường Luật thì rất nhiều, nhưng có những sai phạm thì đã mười mươi "cấu thành tội phạm".
Trong khoảng từ 2014 -2017, Trường Luật bỏ ngoài sổ sách số tiền sinh viên đóng lên tới 29 tỷ; trong đó, có 26,3 tỷ đồng được giữ trong tài khoản cá nhân của Mai Quốc Thu Trang (cháu gọi Hiệu trưởng lúc đó, Mai Hồng Quỳ, là cô ruột). Tất cả các tài liệu Trường công bố tại các Hội nghị viên chức trong các năm 2014 - 2017 không hề đề cập con số 29 tỷ đồng và tài khoản cá nhân của Thu Trang.
Tháng 9-2019, khi phát hiện, Thanh Tra Bộ đã không coi hành vi này là vi phạm phạm luật. Lãnh đạo Bộ và trường ĐH Luật, vì thế, thay vì tuân thủ pháp luật đã tiếp tục bao che sai phạm, “trả thù” những người tố giác, ngông nghênh thách thức dư luận.
Trường ĐH Luật TP HCM là nơi đào tạo rất nhiều cán bộ hiện đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan tố tụng cũng như các cơ quan quyền lực khác của Việt Nam. Nguyễn Tấn Dũng trước khi lên Thủ tướng cũng "lấy" bằng "cử nhân luật" của trường này. Cũng nên đối chiếu thời khóa biểu lớp luật tại chức ông Dũng học với lịch di chuyển, cư trú và làm việc của ông, để thấy thứ luật gì mà những người như ông đã "học".
C03 cũng nên cho ghi âm các cuộc gọi đến, can thiệp (nếu có - cho lãnh đạo và điều tra viên vụ này) để biết những ai đã nhận ân huệ để có bằng cử nhân, cao học hay tiến sỹ theo mô hình Tấn Dũng.
Tôi không biết, trong mấy thập niên qua, trường Luật đã dạy luật gì. Nhưng, nếu không áp dụng Bộ Luật Hình sự của nước CH XHCN Việt Nam để xử lý các sai phạm ở trường này. Thì đội ngũ quan chức tố tụng, luật sư và cả những người đang cầm cân nảy mực trong các cơ quan quyền lực khác sẽ thấy cái rừng luật mà họ học ở trường chỉ là vớ vẩn.
Truong Huy San
Chính trị
,
Giáo dục
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Trong khoảng từ 2014 -2017, Trường Luật bỏ ngoài sổ sách số tiền sinh viên đóng lên tới 29 tỷ; trong đó, có 26,3 tỷ đồng được giữ trong tài khoản cá nhân của Mai Quốc Thu Trang (cháu gọi Hiệu trưởng lúc đó, Mai Hồng Quỳ, là cô ruột). Tất cả các tài liệu Trường công bố tại các Hội nghị viên chức trong các năm 2014 - 2017 không hề đề cập con số 29 tỷ đồng và tài khoản cá nhân của Thu Trang.
Tháng 9-2019, khi phát hiện, Thanh Tra Bộ đã không coi hành vi này là vi phạm phạm luật. Lãnh đạo Bộ và trường ĐH Luật, vì thế, thay vì tuân thủ pháp luật đã tiếp tục bao che sai phạm, “trả thù” những người tố giác, ngông nghênh thách thức dư luận.
Trường ĐH Luật TP HCM là nơi đào tạo rất nhiều cán bộ hiện đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan tố tụng cũng như các cơ quan quyền lực khác của Việt Nam. Nguyễn Tấn Dũng trước khi lên Thủ tướng cũng "lấy" bằng "cử nhân luật" của trường này. Cũng nên đối chiếu thời khóa biểu lớp luật tại chức ông Dũng học với lịch di chuyển, cư trú và làm việc của ông, để thấy thứ luật gì mà những người như ông đã "học".
C03 cũng nên cho ghi âm các cuộc gọi đến, can thiệp (nếu có - cho lãnh đạo và điều tra viên vụ này) để biết những ai đã nhận ân huệ để có bằng cử nhân, cao học hay tiến sỹ theo mô hình Tấn Dũng.
Tôi không biết, trong mấy thập niên qua, trường Luật đã dạy luật gì. Nhưng, nếu không áp dụng Bộ Luật Hình sự của nước CH XHCN Việt Nam để xử lý các sai phạm ở trường này. Thì đội ngũ quan chức tố tụng, luật sư và cả những người đang cầm cân nảy mực trong các cơ quan quyền lực khác sẽ thấy cái rừng luật mà họ học ở trường chỉ là vớ vẩn.
Truong Huy San
No comments:
Post a Comment