Phó chánh án toà Cấp cao - ông Phạm Hồng Phong, người có phát ngôn gây “bão” tại nghị trường về vụ án Hồ Duy Hải khi cho rằng những câu hỏi về khuất tất của vụ án này là “bị lực lượng chống phá lợi dụng”. Quan toà Phong tỏ ra cảnh giác với “các thế lực thù địch phản động đang đòi tam quyền phân lập”.
Con đường để ông Phong đi lên thành một thẩm phán khá đặc biệt. Ông Phong tốt nghiệp khoa Quản lý Kinh tế Nông Nghiệp tại trường Kinh tế Kỹ Thuật tỉnh Hậu Giang vào năm 1987.
Từ năm 1991-1997, ông Phong kinh qua các cơ quan: Sở Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang, Phó Chủ tịch Uỷ ban xã Long Trị, phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Long Mỹ (Hậu Giang).
Đến 7.1997, ông Phong đột ngột chuyển sang ngành Toà án và trở thành Phó Chánh án huyện Long Mỹ (Hậu Giang).
Từ đó, ông Phong thăng tiến trong ngành Toà án khi nắm giữ các vị trí quan trọng như Phó Chánh án, Chánh án toà án tỉnh Hậu Giang. Năm 2018, chánh án toà Tối cao Nguyễn Hoà Bình bổ nhiệm ông Phong làm Phó Chánh án toà Cấp cao tại TP.HCM.
Trong suốt quá trình thăng tiến, không thấy tiểu sử của ông Phạm Hồng Phong nhắc đến việc ông này từng tốt nghiệp Cử nhân Luật - một điều kiện bắt buộc để bổ nhiệm Thẩm phán. Theo tiểu sử chính thức của ông Phong, mục Chuyên môn để Thạc sĩ Luật, Cử quản lý Kinh tế Nông nghiệp.
Có lẽ con đường thăng tiến và chuyên môn như vậy nên mối quan tâm của ông Phạm Hồng Phong - một Chánh án, là “thế lực thù địch chống phá” chứ không phải là công lý?
Nguồn Báo Sạch Chính trị , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment