Một chiếc tàu Trung Quốc bị nghi đặt cáp ngầm giữa các đảo và rạn san hô của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng đây là một hành động trong mưu đồ quân sự hóa Biển Đông.
Sơ đồ hoạt động rải cáp của tàu Thiên Nhất Hải Công (Ảnh: Berna News).
Trang tin Đông Phương, Hồng Kông ngày 9/6 cho biết, phần mềm theo dõi tàu thuyền và các bức ảnh vệ tinh được chụp vào thứ Năm tuần trước (4/6) cho thấy một con tàu Trung Quốc dường như đang đi chuyển giữa các đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp để rải cáp ngầm dưới đáy biển.
Ba chuyên gia về hải dương của Mỹ đã xem xét các bức ảnh và chỉ ra rằng, tuy không thể được xác định hoạt động cụ thể của con tàu từ các bức ảnh, nhưng họ tin rằng con tàu đang thực hiện các hoạt động liên quan đến rải cáp ngầm dưới đáy biển. Các dây cáp này có công dụng về quân sự, được dùng để tăng cường khả năng trinh sát tàu ngầm của Trung Quốc. Nếu điều này là chính xác, có nghĩa là Trung Quốc đã đi thêm một bước trong việc tiến tới quân sự hóa Biển Đông. Các thông tin nói con tàu có thể tiến hành đặt cáp mới hoặc có thể sửa chữa hoặc nâng cấp cáp hiện có, mặc dù các chuyên gia này không biết liệu khu vực con tàu tác nghiệp có mạng cáp hay không.
Phần mềm theo dõi tàu cho thấy tàu chiếc tàu Trung Quốc có tên “Tian Yi Hai Gong” (Thiên Nhất Hải Công) sau khi rời một nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải vào ngày 28/5, đi đến quần đảo Hoàng Sa, sau đó đi đến đảo Cây (Tree Isand), đảo Bắc (North Island) và đảo Phú Lâm (Woody Island). Ngày thứ Sáu (5/6) con tàu đi về phía Tây Nam, ghé vào các đảo Duy Mộng (Drummond Island) đảo Ba Ba (Yagong Island) và bãi Xà Cừ (Observation Bank). Vào sáng thứ Hai (8/6), con tàu vẫn hoạt động ở phía đông bắc bãi Xà Cừ và các hoạt động của nó cũng tương tự như ở các đảo và rạn san hô khác. Tại những hòn đảo và bãi san hô này hiện đều có các chốt gác nhỏ của quân đội Trung Quốc chốt giữ trái phép.
Trang tin RTI của Đài Loan đưa tin, trang web tin tức Bernar News, Malaysia khi kiểm tra các bức ảnh thương mại chụp quần đảo Hoàng Sa qua vệ tinh đã phát hiện ra hoạt động của con tàu này.
Berna News ngày 8/6 dẫn lời James Krasnka, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, nói hệ thống cáp này có thể dùng cho liên lạc quân sự được mã hóa giữa các vị trí khác nhau của Trung Quốc. Ông cũng cho rằng, có thể chiếc tàu Trung Quốc đã lắp đặt một hệ thống giám sát âm thanh dưới nước – một mạng lưới kiểu SOSUS, để trinh sát các tàu ngầm đối phương ông nói, “Họ có thể nghe và nhận biết các tàu mặt nước hoặc tàu ngầm sắp vào khu vực”.
Trang Berna News đăng bài viết về hoạt động rải cáp của chiếc tàu Trung Quốc (Ảnh: Apple Daily).
SOSUS là một hệ thống sonar thụ động mà Hải quân Mỹ sử dụng để theo dõi hoạt động dưới đáy biển. Bryan Clark, một thành viên cao cấp tại Học viện Hudson, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Washington, cũng nghi ngờ rằng các dây cáp có thể là để giám sát dưới biển.
Ông nói: “Một hệ thống sonar sẽ rất quan trọng ở phía bắc đảo Phú Lâm bởi vì căn cứ tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải, hải quân Trung Quốc (PLAN) nằm tại Du Lâm trên đảo Hải Nam”.
Theo ông Clark, Du Lâm là một trong những căn cứ tinh vi nhất của Hải quân Trung Quốc, được hoàn thiện với các hầm ngầm và cơ sở bảo trì cho tàu ngầm hạt nhân đang phát triển của PLAN.
Ông Clark nói, một sonar dưới đáy biển giữa đảo Phú Lâm và đảo Hải Nam sẽ giúp tìm thấy các tàu ngầm đối phương có thể đến để theo dõi căn cứ hoặc tàu ngầm trong thời bình, hoặc có thể tấn công các tàu ngầm của PLAN trong thời chiến, sẽ hữu ích cho việc đảm bảo các tàu ngầm của PLAN không bị theo dõi khi chúng rời khỏi căn cứ.
Theo Viettimes Biển Đảo , Chính trị , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment