Đã vào cuộc thì phải vạch rõ các sai phạm, đừng nghĩ cứ trả lời tôi đúng quy định pháp luật mà được, nhá lãnh đạo trường Đại học Nha Trang.
Để có gần 500 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng, các giảng viên trường Đại Học Nha Trang bị "bóp" chẹt khoản thu nhập dạy ngoài giờ. Không chỉ sai phạm về tiền lãi, nhà trường Đại học Nha Trang có dấu hiệu sai phạm về một số quy định của nhà nước đối với trường công lập.
Trung bình mỗi giờ dạy ngoài giờ các giảng viên phải được nhận từ 300 đến 450.0000/giờ. Nhưng trường Đại học Nha Trang chỉ trả 60.000đ/giờ, để dư ra nhiều chục tỉ đồng/ năm, số tiền này trường mang gửi ngân hàng lấy lãi.
Theo tìm hiểu của phóng viên, số tiền gửi ngân hàng mà Trường Đại học Nha Trang gửi đều là học phí của sinh viên đóng. Theo Điều 4, Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, áp dụng với trường đại học thi tùy giảng viên lương cao hay thấp, nhưng ít nhất từ 200.000 đồng đến 550.000đ/giờ, bình quân gần 300.000đ/giờ. Thế nhưng, trường Đại học Nha Trang nhiều năm qua chỉ trả cho giảng viên là 50.000đ/giờ. Năm học 2017 - 2018, trường Đại học Nha Trang điều chỉnh tăng lên 60.000đ/giờ. Đối chiếu với thông tư nêu trên, trường Đại học Nha Trang trả rất thấp lương dạy thêm cho giảng viên của trường.
Theo bảng lương năm 2019 của trường Đại học Nha Trang, toàn bộ trường có 663 cán bộ công nhân viên, tổng số lương 12 tháng là hơn 55 tỉ đồng. Phóng viên lấy thử lương 12 tháng của Hiệu trưởng trường ĐH Nha Trang- Trang Sỹ Trung là 289,792 triệu đồng, áp theo quy định của Thông tư 07/2013 thì Hiệu trưởng Trang Sỹ Trung được hưởng 697.0455đ/giờ.
Cũng theo công thức tính trên, phóng viên lấy trường hợp lương thấp nhất của trường là cô Huỳnh Thị Như Thảo - Giảng viên khoa Kế toán, lương của cô Thảo 12 tháng được 69.236.000đ, tính giờ giảng dạy thêm thì phải được hưởng mức 110.955đ/giờ x 1,5 = 166.432/giờ giảng thêm.
Tuy nhiên, hiện nay trường Đại học Nha Trang trả tiền vượt giờ cho giảng viên theo Quyết định số 508/TB-ĐHNT ngày 18/9/2018, do Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang ban hành, thì giờ vượt định mức là 60.000đ/giờ.
Trả lời PV về vấn đề trên, ông Trần Doãn Hùng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nha Trang khẳng định: “Trường Đại học Nha Trang thực hiện thanh toán tiền vượt giờ căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Đơn giá thanh toán cơ bản hiện nay là 60.000đ/giờ. Do đó, tiền thanh toán vượt giờ cho giảng viên của nhà trường cao hơn mặt bằng chung.
Để tìm hiểu thêm về Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường như ông Trần Doãn Hùng khẳng định, phóng viên tính thử con số thu từ sinh viên của trường. Trung bình mỗi năm nhà trường tuyển sinh khoảng 4.500 sinh viên. Số sinh viên này sẽ theo học trong 4 năm. Tổng số sinh viên hiện nay theo con số công khai của trường là 14.553 sinh viên. Mỗi sinh viên phải đóng học phí trung bình 10 triệu đồng/năm. Như vậy nhà trường thu tiền học phí khoảng 145 tỉ đồng/năm.
Tổng số tiền lương 1 tháng tại trường ĐH Nha Trang là 550 triệu đồng, thì riêng tiền lương của năm 2019 hơn 55 tỉ đồng/năm. Tiền giảng dạy ngoài giờ hơn 14 tỉ đồng/năm. Cộng tất cả các khoản khác thì nhà trường có con số thu vào khoảng 145 tỉ đồng, còn con số chi ra hơn 116 tỉ đồng, như vậy mỗi năm nhà trường dư khoảng 30 tỉ đồng/năm?.
Rõ ràng trường Đại Học Nha Trang có dấu hiệu thực hiện không đúng Thông tư 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, khiến cho giảng viên ở đây bị thiệt thòi về khoản thu nhập theo quy định.
Liệu rằng có cần thiết “bóp” nồi cơm của giảng viên, để dư tiền mang gửi ngân hàng hay không? Câu trả lời này chúng tôi nhường lại cho những người có trách nhiệm ở trường Đại học Nha Trang.
Hiện nay trường Đại học Nha Trang đang bị điều tra do có dấu hiệu sai phạm về tài chính, số tiền có dấu hiệu thất thoát là tiền lãi lên đến hàng chục tỉ đồng. Cụ thể, tính ngày 31/12/2018, Trường Đại học Nha Trang đã có số dư quỹ cơ quan là hơn 482 tỷ đồng, số tiền dư quỹ này phần lớn được gửi ngân hàng có thời hạn và không có thời hạn (năm 2017 số tiền gửi có kỳ hạn là hơn 355 tỷ đồng).
Tại Hội nghị cán bộ viên chức năm 2018, số tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng của trường là hơn 21 tỷ đồng/năm, năm 2019 số tiền lãi là hơn 26 tỷ đồng/năm. Nếu tính theo lãi suất tiền gửi ngân hàng tại thời điểm năm 2017, thì số tiền lãi khoảng gần 30 tỷ đồng. Đối chiếu thông tin công khai tại Hội nghị cán bộ viên chức năm 2018 thì số tiền lãi đã bị “bốc hơi” nhiều tỉ đồng.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Doãn Hùng - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Nha Trang và bà Nguyễn Thị Hiền - Kế toán trưởng trường ĐH Nha Trang khẳng định, các khoản lãi kỳ hạn và không kỳ hạn đều được hạch toán đầy đủ trên số sách kế toán của nhà trường đúng quy định pháp luật, ngoài ra nhà trường công khai trên website của nhà trường theo đúng Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Bà Hiền thừa nhận hiện nay Công an tỉnh Khánh Hòa đang vào cuộc điều tra theo đơn thư tố cáo.
Phóng viên đã tìm vào website của trường ĐH Nha Trang. Tại mục công khai thu chi tài chính, trong đó công khai 3 năm gồm các năm 2016, 2017 và 2018. Trong năm 2016, thành phần kiểm tra tài chính nội bộ gồm có: bà Võ Thị Thùy Trang - Trưởng bộ môn Kế toán làm tổ trưởng; ông Trần Doãn Hùng - Trưởng phòng Đào tạo); ông Tống Văn Toản - Trưởng phòng Công tác sinh viên; ông Phạm Thanh Bình - Phó trưởng Ban Thanh tra nhân dân: ông Vũ Kế Nghiệp - Phó trưởng phòng KHCN. Theo nội dung kiểm tra, có các khoản thu trong năm, riêng phần lãi ngân hàng là hơn 143 triệu đồng.
Trong năm 2017, thành phần kiểm tra nội bộ gồm: ông Nguyễn Văn Hương - Phó Trưởng khoa KTTC; ông Lê Viện Phương - Phó Trường phòng TCHC; ông Phạm Thanh Bình - Phó Trưởng Ban Thanh tra nhân dân; Ông Nguyễn Sỹ Phúc – Chuyên viên Trung tâm ĐTBD; bà Mai Diễm Lan Hương - Giảng viên khoa KTTC. Trong phần báo cáo tài chính thu chi năm 2017, phần lãi có tăng nhưng cũng chỉ hơn 423 triệu đồng. Riêng năm 2018 thì trống, không có thể hiện phần lãi.
Từ những thông tin mà phóng viên thu thập được, qua buổi làm việc và các chứng từ mà tài chính mà trường Đại học Nha công khai trên website, thì rõ ràng trường Đại học Nha Trang có dấu hiệu sai phạm về tài chính, số tiền lãi có dấu hiệu “bốc hơi” hàng chục tỉ đồng.
Nhà báo Hoài Nam Giáo dục , Kinh tế , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment