Vụ án Cầu Voi xảy ra ngày 13/1/2008. 67 ngày sau - 21/3/2008, Hải bị bắt, Thế nhưng, qua báo cáo của TS Đỗ Văn Đương, thì chỉ còn 30 ngày.
TS Đương là người giỏi luật. Và ngòi bút của ông không chỉ liên quan tính mạng Hồ Duy Hải - mà còn liên quan đến cái chết tức tưởi của 2 cô gái vô tội.
Tôi tin ông đã đọc hồ sơ, và thừa biết nội tình. Việc ông cố tình làm sai lệch ngày, chắc là có lý do riêng.
Ông Đỗ Văn Đương, là tiến sỹ Luật học, ĐBQH khóa 13 (được nhiều người gọi là “Ông Nghị rau muống”) vừa có văn bản dài 3 trang gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình về vụ án Hồ Duy Hải.
Ông Đỗ Văn Đương
Văn bản do tài khoản Nguyễn Đức đăng tải lên mạng xã hội Facebook. Văn bản cho biết năm 2014, ông Đương giữ chức vụ Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc thành viên Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã cùng bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp gặp và hỏi Hồ Duy Hải tại trại giam Công an tỉnh Long An.
Sau phiên giám đốc thẩm, với nhiều ý kiến khác nhau về vụ án Hồ Duy Hải, ông Đương đưa ra quan điểm của mình:
“… Khi gặp trực tiếp và hỏi Hồ Duy Hải tại trại giam: Lúc thấy có ĐBQH đến, anh ta cũng từ chối. Sau khi hỏi tiếp, Hồ Duy Hải đã khai nhận giống như nội dung các cơ quan tố tụng đã buộc tội, khai rằng không bị ép cung, nhục hình.
Sau đó, các thành viên trong đoàn giám sát thảo luận kỹ và cơ bản thống nhất là Hồ Duy Hải không oan, chỉ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải thích rõ một số sai sót được cho là vi phạm thủ tục tố tụng,…
Trong vụ án này, tuy có một số sơ sót như không thu giữ vật chứng như chiếc thớt, cái ghế và con dao khi khám nghiệm, nhưng đây là vụ giết người không quả tang, nên không dễ xác nhận cái gì là vật chứng để quyết định thu giữ. Tuy vậy, bản ảnh hiện trường và biên bản khám nghiệm hiện trường đã ghi nhận, mô tả tất cả những chi tiết, đồ vật liên quan đó tại hiện trường. Đó chính là chứng cứ vật chất để sau này đấu tranh với các đối tượng nghi vấn.
Một tháng sau ngày xảy ra vụ án, CQĐT truy bắt được Hải. Lúc đó, Hải mới khai rõ hành vi phạm tội, đã dùng thớt, ghế, con dao để gây án. Vì không có vật chứng, nên để kiểm tra chứng cứ này,… CQĐT đã mua dao và thớt để thực nghiệm điều tra…thì thấy đúng và hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện trường, không mâu thuẫn. Không phải CQĐT đưa các đồ vật này vào hồ sơ làm vật chứng vụ án như một số ý kiến…”
Ông Đương còn khẳng định: “Hệ thống chứng cứ thu thập được đủ để chứng minh thời gian, địa điểm Hồ Duy Hải có mặt tại hiện trường vào buổi tối ngày xảy ra vụ án”; “Trong suốt quá trình tố tụng, Hải đều nhận tội, không kêu oan, chỉ xin tha tội chết, xin thi hành án sớm, đã tự sát nhưng không thành”; “mẹ Hồ Duy Hải và những người khác cho rằng thủ tục tố tụng vi phạm nghiêm trọng là không đúng“; “Hải bị oan và cần điều tra lại vụ án là ngộ nhận, sai sự thật, cố ý phủ định, xuyên tạc bản chất khách quan vụ án”,…
Kết văn bản, ông Đương tuyên bố rằng: “Các cơ quan tiến hành tố tụng đã vô tư, khách quan, khắc phục thiếu sót, thu thập đầy đủ chứng cứ, không có lý do gì phải hủy bản án để điều tra lại”; rằng “phiên tòa giám đốc thẩm trong 3 ngày là khách quan, công tâm, dân chủ”;…
Văn bản ông Đỗ Văn Đương nói về vụ Hồ Duy Hải
Sau khi văn bản đưa ra, nhiều người đã phản đối quan điểm của ông Đương.
LS Trịnh Vĩnh Phúc viết:
“ÔNG ĐỖ VĂN ĐƯƠNG MUỐN GIẾT HỒ DUY HẢI
Một văn bản đầy nguỵ tạo và nguỵ biện, vội vã gửi lên các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhằm lập công và chặn đường kêu oan, bít con đường sống của Hồ Duy Hải.
Một văn bản của kẻ cơ hội nhân danh cơ quan Dân nguyện (phản ánh nguyện vọng của người dân) chống lại dân, lập lại báo cáo đầy tính chủ quan và áp đặt của người chủ trì cuộc họp quyết định số phận của Hồ Duy Hải.
Lưu ý, văn bản gửi nhiều nơi nhưng tránh gửi Viện trưởng VKSNDTC và UBTVQH, đề cập đến việc cùng tham gia đoàn giám sát với bà Lê Thị Nga nhưng né tránh văn bản báo cáo của bà Lê Thị Nga...”.
Nguyễn Hiền: “Ai biết ông Đương thì gửi ông ấy câu hỏi rằng: ông Nguyễn Thanh Chấn và ông Hàn Đức Long có nhận tội không? Ra tòa có xác định là không bị bức cung, nhục hình không, tòa có xử đúng người đúng tội không? Hôm xuống trại gặp Hồ Duy Hải, ông Đương có ăn rau muống không?”
LS Le Trung Phat: “Xin hãy làm tốt vai trò của mình, hãy phát biểu với tư cách là đại diện cho ý nguyện của dân”.
Peter Ueh: “Hết sức tệ mà TS thì phải xem lại học vị ông này”.
Minh Nguyen: “Phó ban dân nguyện sao lại kiến nghị điều bất lợi cho dân.Việc này lẽ ra phải là người khác thì đúng hơn. Bất chấp cả sự “nhạy cảm chính trị” về vị trí mà mình đang đảm nhiệm chứng tỏ là ông ta phải có vấn đề gì đấy không được vô tư cho lắm”.
Cuong Huy Ngo: “Tôi biết ông Đương này từ lâu rồi. Mệt lắm! Có thể do bất mãn với VKS cơ quan cũ của vị này chăng?”.
… và nhiều ý kiến khác nữa.
Khi còn làm ĐBQH khóa 13, ông Đương được biết đến là người có nhiều phát ngôn “gây sốc”.
“Một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn” – phát ngôn này được nói tại kỳ họp thứ nhất, liên quan đến vấn đề lạm phát. Với phát ngôn này, sau đó, người ta gọi ông Đương là “ông Nghị rau muống”.
“Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”, phát ngôn này khiến ông Đương bị nhiều luật sư yêu cầu xin lỗi vì đã “thóa mạ” nghề luật sư. Thế nhưng, ông Đương không đính chính, hay rút lại lời nói đó.
Ông Đương còn hàng loạt các phát ngôn khác như: “Phạm nhân Việt Nam còn sướng hơn sinh viên thời xưa“; “Quyền im lặng không phải quyền con người”; “Chạy chức xong, phải vơ vét mới đủ bù!”; “Múc cát lên lấy tiền, có điều kiện tôi cũng đi múc”,…
Báo Sạch/ TrithucVN Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment