Mới đây lại có thêm trường hợp liên quan đến dự án Bưu cục Câu Voi tử vong. Điều đáng nói là trước đó nhiều người tham gia điều tra chân tướng sự thật, lẫn nhân chứng đều ra đi một cách đột ngột. Nhiều người tự hỏi, vì sao những người liên quan lại chết như thế? Liệu có bàn tay nhám nhúa nào thò ra để giữ bí mật động trời.
Người đột tử đầu tiên là Công an viên xã Nhị Thành Huỳnh Văn Minh, bị đột tử năm 2009 khi đang trực đêm tại xã Nhị Thành.
Công An viên Nguyễn Thanh Hải chết năm 2010 vì tai nạn giao thông ngay trên đường từ tỉnh lộ vào trụ sở UBND và Công An xã. Tuy là công an nhưng Thanh Hải có vai trò quan trọng trong vụ án là nhân chứng. Tuy nhiên sự xuất hiện của Thanh Hải trong vụ án lại rất bí hiểm.
Trưởng Phòng Cảnh Sát điều tra Phạm Văn Tiến, Phó ban chuyên án yêu cầu sếp cũ (Võ Thành Quyết – Cố Trưởng phòng Điều tra xét hỏi Công An tỉnh Long An) bào chữa cho bị cáo đột tử trong trụ sở cơ quan, ngay trong cuộc họp vào năm 2012.
Luật sư Võ Thành Quyết “hai mang” trong vụ án tử tù Hồ Duy Hải vừa nhận tiền thù lao của thân chủ, nhận cả vai trò… luật sư chỉ định. ông Quyết từng có thời gian dài là Trưởng phòng Điều tra xét hỏi Công An tỉnh Long An trước khi về làm Trưởng Công An huyện Thủ Thừa là sếp cũ của Phạm Văn Tiến, Phó ban chuyên án. Ông Quyết cũng đã chết.
Nhà báo Hoàng Hùng viết bài trên BLĐ “Câu lưu một nghi can” vào những ngày đầu xảy ra vụ án: Đối tượng đang bị câu lưu là Nguyễn Văn Nghị, SN 1979, ngụ huyện Cai Lậy – Tiền Giang, bạn của 3 thanh niên nêu trên, có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong 2 bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân. Có người thấy Nghị mặc quần jean khoác bên ngoài chiếc áo gió. Ngay trong ngày 14/1, CQĐT đã cử trinh sát đến tất cả những địa chỉ mà Nghị thường xuyên lui tới nhưng không gặp anh ta. Sau đó, CQĐT cử trinh sát mai phục tại nhà cha mẹ Nghị ở Cai Lậy, đến nửa đêm thì nghi can xuất hiện và được áp giải về Công an tỉnh Long An lấy lời khai.
Tấm nệm anh Hoàng Hùng nằm bị thiêu rụi bởi 1,2 lít xăng của bà Liễu ném vào? Ảnh: Minh Sơn
Nhà báo Hoàng Hùng bị vợ là bà Trần Thúy Liễu đốt chết tại nhà vào ngày 19/1/2011. Dư luận cho rằng việc giết nhà báo Hoàng Hùng có sự tham gia của người khác, một mình bị can Trần Thúy Liễu (vợ nhà báo Hoàng Hùng) không thể thực hiện được.
Kiểm sát viên cao cấp thuộc Viện Kiểm sát phúc thẩm, Viện Kiểm Sát tối cao tại TP.HCM Trần Ngọc Lẫm. Ông là người giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xử Hồ Duy Hải.
“Nói với nó (bà Rưỡi dì của Hải) đừng trách tôi đứng ra tuyên tử hình Hồ Duy Hải, chứ nó không biết ai xúi tôi tuyên. Hãy trách người xúi tôi xử”. Theo một người bạn này, ông Lẫm còn khuyên “gia đình hãy theo ông Luật sư Nguyễn Văn Đạt kêu oan đi, ông này giỏi lắm”.
Ông Lẫm bị đột tử năm 2013, tại gia đình, được xác định là do tai biến mạch máu não.
Rồi đến nhà báo Dương Minh Đức – phóng viên điều tra, chuyên trách mảng lao động – công đoàn, suốt thời gian dài của báo Lao Động (khu vực TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ). Nhà báo này có loạt bài lật lại vụ án oan Bưu điện Cầu Voi ở Long An vào năm 2008. Khi đó, vụ án xảy ra, hầu hết các tờ báo ở VN này đều mô tả theo kết luận của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án tỉnh Long An. Không tờ báo nào, hay nói cách khác là không cơ quan báo chí nào dám nói ngược với các cơ quan luật pháp đầy quyền uy. Hầu hết đều kết tội Hồ Duy Hải là sát thủ tại Bưu điện Cầu Voi. Khi nhà báo Minh Đức khẳng định “có dấu hiệu oan sai trong vụ án giết người tại Bưu điện Cầu Voi”, Đức quyết làm loạt bài phản biện. Giờ đây Đức đã ra đi.
Quá nhiều người liên quan đến vụ án của tử tù Hồ Duy Hải ra đi một cách bất ngờ. Nhiều người tự hỏi liệu những người này đã biết được bí mất gì mà một số người muốn giấu, nên họ muốn tiêu hủy nhân chứng lẫn vật chúng.
T.H Chính trị , Pháp luật , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment