Ngành giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thật sự cần phải thay máu trong tư duy quản lý và cách thức vận hành của hệ thống giáo dục. Nhiều tiêu cực trong giáo dục được phát hiện và truyền tải thông tin với tốc độ chóng mặt gây bức xúc trong dư luận xã hội, nào là thầy đánh trò – trò đánh thầy, gạ tình đổi điểm, thầy cô giáo quan hệ bất chính ghen tuông mù quán thậm chính trở thành kẻ sát nhân, nữ giáo viên phải phục vụ mua vui cho các quan chức, gần đây nhất là bôi bối gian lận trong thi cử, nâng khống điểm thi cho các học sinh con ông cháu cha hàng ký gửi tại Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình,…phút chốc nhiều thí sinh từ chổ thi trượt tốt nghiệp sau khi chấm lại trở thành thủ khoa.
Không ngừng lại ở đó, tiêu cực trong giáo dục tiếp tục thông qua vụ cải tiến chữ viết và công nghệ giáo dục gây hoang mang trong dân chúng, phụ huynh không biết sẽ dạy phụ đạo việc học của con mình thế nào khi cách phát âm và phương pháp dạy hoàn toàn khác so với trước đây.
Điều đáng nói ở đây là thay vì tiếp thu ý kiến góp ý của dư luận thì các tác giả lại quay sang công kích công đồng xã hội “Phụ huynh không được can thiệp vào việc học của con”, tác giả đã quên rằng truyền thống của người dân Việt Nam từ bao đời nay là ông bà, cha mẹ thường hay dạy cho con cháu, thậm chí anh chị dạy học thêm ở nhà cho em mình. Không những dạy học chữ mà còn dạy cho các cháu cách sống, đạo đứng, cách ứng xử để hình thành nên nhân cách con người.
Xem thêm: ‘Bệnh thành tích và bệnh giả dối trong Giáo dục rất nặng’
Nếu chúng ta có đọc qua câu chuyện về Thomas Edison thì chắc hẳn không ai cầm được nước mắt vì cảm động, giáo viên tiểu học của Thomas Edison viết thư cho mẹ cậu, Edison hỏi bà về nội dung, mắt bà nhòe lệ khi đọc cho con từng chữ một: “Con trai bà là một thiên tài. Trường học này quá bé và không có giáo viên đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự dạy chính mình”.
Rất nhiều năm sau, khi mẹ đã qua đời và Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ, ông ngồi xem lại những vật dụng cũ trong gia đình và tìm thấy tờ giấy gấp lại trong góc ngăn kéo bàn. Ông mở ra và nhìn thấy dòng chữ được viết trên đó: “Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa”. Edison đã khóc rất nhiều và nói “Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ”. Thế đấy “Phụ huynh không là gì trong việc giáo dục, dạy dỗ con mình học tập thêm ở nhà” nghe thật sự đau lòng.
Song song với cải tiến chữ quốc ngữ và công nghệ giáo dục của hai nhân vật nổi tiếng là đình đám trong cộng đồng xã hội là sự khan hiếm sách giáo khoa do cơ chế độc quyền khén kín trong việc phát hành sách giáo khoa. Đầu năm học mới nhiều phụ huynh phải lặn lội tìm kiếm thắp nơi để tìm mua từng cuốn sách giáo khoa cho đủ bộ để con mình đến lớp.
Điều đáng nói là độc quyền phát hành sách giáo khoa mà vẫn lỗ, lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam công bố mới đây: Mỗi năm, Nhà xuất bản này lỗ 40 tỉ đồng mảng in và phát hành sách giáo khoa, không nói thì ai cũng biết theo quy luật kinh tế, lĩnh vực nào mà độc quyền thì kèm theo đặc quyền và đặc lợi.
Việc in và phát hành sách giáo khoa là một mặt hàng đặc biệt và béo bở, hàng chục năm qua hoàn toàn không cạnh tranh, luôn luôn đắt khách, mà nói lỗ thì chẳng ai tin, bà Tô Thị Bích Châu – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh cho biết chiết khấu phát hành sách giáo khoa GDPT 25% khoảng 250 tỷ đồng/năm nhưng lỗ 40 tỷ đồng là điều không tưởng.
Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý, từ quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước tiến lớn, đáng ghi nhận trong lịch sử phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, Bản chất cốt lõi của nền kinh tế thị trường là sự bình đẳng giữa các thành phần, các khu vực kinh tế. Muốn vậy phải chống độc quyền để duy trì động lực của nền kinh tế thị trường, nếu vẫn tồn tại hiện tượng độc quyền thì nền kinh tế của nước khó có thể được thế giới công nhận là kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Khác với doanh nghiệp tư nhân luôn tìm cách giảm chi phí, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao phẩm chất phục vụ,…để có thể đạt mức lợi nhuận cao nhất, trong khi đó doanh nghiệp nhà nước núp bóng dưới chiêu bài nhiệm vụ chính trị, thì chỉ nhằm đạt được mục tiêu và mục đích nhà nước đưa ra, không quan tâm đến chất lượng và lãi lỗ, vì ngân sách là tiền chùa, sử dụng vô tội vạ, người chịu thiệt thòi nhất là xã hội.
Tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng với Bộ Thông tin và Truyền thông vào sáng ngày 08/9/2018, ông Võ Văn Thưởng đã đưa ra vấn đề độc quyền sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục là một vấn đề đẻ ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Nếu đã lỗ trong việc in ấn phát hành sách giáo khoa mà sao nhiều năm nay không xoá độc quyền, cho đấu thầu, nhiều thành phần kinh tế cùng cạnh tranh in và phát hành sách giáo khoa. Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt trong công tác đấu thầu thông qua Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu để hạn chế độc quyền, tạo điều kiện bình đẳng cho các thành phần kinh tế, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Báo lỗ hàng năm mà Nhà xuất bản Giáo dục vẫn duy trì độc quyền và lãnh đạo đơn vị thì vẫn ung dung tại vị, vô hình chung có thể thấy rằng “nhóm lợi ích” đang khuynh đảo và trục lợi hàng tỉ đồng từ việc phát hành sách giáo khoa. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2015, cả nước có gần 15,4 triệu học sinh, tức cần 154 triệu cuốn sách. Năm 2016, 15,5 triệu học sinh phổ thông cần 155 triệu cuốn. Con số này đối với năm 2017 (15,6 triệu học sinh), 2018 (16,5 triệu học sinh) lần lượt là 156 triệu và 165 triệu cuốn.
Cùng với đó, số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy hiện cả nước có 59 nhà xuất bản, doanh thu đạt khoảng 2.900 tỷ đồng mỗi năm, riêng Nhà xuất bản Giáo dục – cơ quan độc quyền về sách giáo khoa với doanh thu trên 1.100 tỷ đồng mỗi năm mà vẫn kêu ca cho là bị lỗ.
Riêng cho sách giáo khoa bắt đầu năm 2019, chính giáo sư Hồ Ngọc Đại đã tố cáo “Tiêu chuẩn cơ bản của nó là chia tiền”, giáo sư cho biết: “…nhiều lần biến động về con số, từ 70 nghìn tỷ đồng năm 2011 xuống 34 nghìn tỷ đồng tháng 4 năm 2014, xuống 462 tỷ đồng tháng 10 năm 2014 và năm 2018 đang triển khai với 80 triệu USD”. Con số ước tính ban đầu 3 tỷ rưỡi USD xuống chỉ còn 80 triệu USD, khoảng chênh lệch hết sức to lớn phần nào nói lên tầm vóc việc trục lợi. Với lợi nhuận khủng khiếp và ngân sách để bòn rút các nhóm trục lợi tìm cách thao túng thị trường, gây lãng phí, tham nhũng và luôn tìm mọi cách để bảo vệ độc quyền kinh doanh.
Mỗi bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục giá 340.000 đồng, năm học 2018 – 2019 có 800.000 học sinh được dạy thí điểm, nếu 800.000 phụ huynh phải bỏ ra mua sách thì đã lên đến 272 tỷ đồng. Số tiền không phải là nhỏ vì thế xã hội cần được biết rõ ai là người hưởng lợi về tiền bạc từ các quyết định “thí điểm” này chỉ có trời mới biết.
Không những thế, theo báo cáo lương thưởng, mức lương bình quân theo kế hoạch của người lao động tại NXBGDVN trong năm 2017 lên tới 20,15 triệu đồng/người/tháng và mức thu nhập bình quân hàng tháng là 21 triệu đồng/người/tháng. Các con số này trong năm 2016 là 20,2 triệu đồng và 20,9 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân của viên chức quản lý theo kế hoạch ở mức 45,5 triệu đồng/người/tháng trong năm 2017, con số này năm 2016 đạt 53,2 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài sự tồn tại của lợi ích nhóm trong việc độc quyền phát hành sách giáo khoa còn tồn tại một vấn nạn vô cùng to lớn là sự lãng phí trong việc sử dụng sách giáo khoa. Nhiều ý kiến cho rằng vấn nạn tham nhũng hiện nay không là gì so với lãng phí ngân sách nhà nước.
Trước đây, một bộ sách giáo khoa có thể dùng nhiều năm, người trước học lên lớp cho người sau mượn để học tiếp hoặc gia đình nào kinh tế khó khăn có thể tìm mua sách giáo khoa cho con ở các hiệu sách củ, điều này mang ý nghĩa rất to lớn trong tính nhân văn và ý thức tiết kiệm chống lãng phí. Tuy nhiên, hiện nay một bộ sách giáo khoa phần lớn chỉ dùng một lần rồi vứt bỏ, khoảng 36% sách giáo khóa được sử dụng lại, 64% còn lại bị vứt đi hoặc bán giấy vụn nếu học sinh đã điền những nội dung vào cáo ô vuông, tròn, tam giác và các ô chứa phép tính toán,…
Theo Ông Võ Văn Thưởng: Tình trạng độc quyền sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm của người dân.
Độc quyền tạo ra đặc quyền, đặc lợi, các nhóm trục lợi và hậu quả là tham nhũng tràn lan, các nhóm trục lợi bảo vệ quyền lợi nên bằng cách ngăn cản mọi nỗ lực thay đổi xã hội. Độc quyền phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục là một hình mẫu điển hình của lợi ích nhóm gây thất thoát, lãng phí hàng ngàn tỉ đồng từ ngân sách nhà nước, đó là tiền thuế của nhân dân đóng góp bằng sức lao động “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” làm ra. Người thiệt hại sau cùng trong nền kinh tế còn tồn tại cơ chế quản lý tạo điều kiện cho độc quyền hoạt động vẫn là người tiêu dùng, cộng đồng xã hội. Không những thế nó còn làm thay đổi cả ý thức hệ của người dân, đặc biệt tầng lớp trí thức về tính ưu việt của Chủ nghĩa cộng sản mà bao năm Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng.
Nguồn Butdanh Giáo dục , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment