Không có căn cứ nào để “đếm” đúng số lần vi phạm mại dâm của một sinh viên cả. Nếu kết luận, hoặc kết tội chỉ dựa vào lời khai, nghĩa là vi phạm nguyên tắc luật, chỉ trọng cung thay vì trọng chứng, cũng không dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội và có lợi cho bị can. Tất nhiên, mại dâm chỉ là vi phạm hành chính, không bị coi là phạm tội, không phải bị can, trừ khi là kẻ tổ chức, môi giới, điều hành đường dây… Nói như thế để hiểu rằng, dự thảo của Bộ Giáo dục không bảo đảm tính kỹ thuật để thực hiện hay thi hành. Chủ trương đề ra một quy định như thế, ông Bộ trưởng đã chứng tỏ một khả năng kỹ trị rất kém, không hiểu luật.
Định lượng một hành vi vi phạm thuộc hàng nhạy cảm và …bí mật, đó là một sự ngô nghê trong tư duy, vô căn cứ. Nó phản cảm, gián tiếp thừa nhận hành vi mại dâm được tồn tại ...có mức độ trong môi trường giáo dục đại học và đòi đặt ra việc kiểm soát nó, dù không có cơ sở kiểm soát. Nó xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm tầng lớp sinh viên. Nó làm vấy bẩn môi trường học tập và đào tạo. Bản dự thảo, do đó là vô đạo đức.
Bản dự thảo chỉ có tác động gây tổn thương xã hội nghiêm trọng. Nó gây bất bình, xót xa với bất kỳ người bình thường nào trong xã hội. Nó gây hoang mang, lo lắng, xấu hổ đối với cả sinh viên lẫn người thân của họ, cũng như xấu hổ cho toàn xã hội. Phát ngôn, ban hành văn bản gây tổn thương xã hội là hành vi vô chính trị, nhất là đối với một chính khách, lãnh đạo đứng đầu của một ngành.
Hội đủ các yếu tố: không có khả năng kỹ trị, không hiểu luật, có thể làm những việc trái đạo đức và vô chính trị, ông Phùng Xuân Nhạ không xứng đáng để làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cũng không có khả năng để đảm đương vị trí đó. Tôi không nghĩ ông còn có quyền từ chức. Tôi nghĩ Quốc hội và Chính phủ phải cần có biện pháp cụ thể để đưa ông rời khỏi chức vụ đó ngay, không cần chần chừ thêm nữa.
Cá nhân tôi thấy không thể chịu đựng ông thêm nữa. Xã hội có lẽ cũng không thể chịu đựng thêm nữa.
Ngoài các chuẩn mực về pháp lý và đạo lý, hành vi của một cá nhân, nhất là hành vi của quan chức và những người có ảnh hưởng xã hội lớn còn cần phải đúng đắn về chính trị. Một hành vi gây bất bình hoặc làm tổn thương cho công chúng thì bị coi là không đúng đắn về chính trị. Với Dự thảo này, tôi cho rằng ngành giáo dục đã không có một Bộ trưởng là chính khách thật sự, chỉ có một công chức cao cấp làm Bộ trưởng. Tệ hơn, năng lực và phẩm chất của ông công chức cao cấp đó lại ở mức rất thấp, hoàn toàn không tương xứng với vị trí.
Thừa công chức nhưng không có chính khách, đó không phải là thảm trạng của của riêng ngành giáo dục.
Nguồn Facebook
Giáo dục
,
Tin trong nước
Định lượng một hành vi vi phạm thuộc hàng nhạy cảm và …bí mật, đó là một sự ngô nghê trong tư duy, vô căn cứ. Nó phản cảm, gián tiếp thừa nhận hành vi mại dâm được tồn tại ...có mức độ trong môi trường giáo dục đại học và đòi đặt ra việc kiểm soát nó, dù không có cơ sở kiểm soát. Nó xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm tầng lớp sinh viên. Nó làm vấy bẩn môi trường học tập và đào tạo. Bản dự thảo, do đó là vô đạo đức.
Bản dự thảo chỉ có tác động gây tổn thương xã hội nghiêm trọng. Nó gây bất bình, xót xa với bất kỳ người bình thường nào trong xã hội. Nó gây hoang mang, lo lắng, xấu hổ đối với cả sinh viên lẫn người thân của họ, cũng như xấu hổ cho toàn xã hội. Phát ngôn, ban hành văn bản gây tổn thương xã hội là hành vi vô chính trị, nhất là đối với một chính khách, lãnh đạo đứng đầu của một ngành.
Hội đủ các yếu tố: không có khả năng kỹ trị, không hiểu luật, có thể làm những việc trái đạo đức và vô chính trị, ông Phùng Xuân Nhạ không xứng đáng để làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cũng không có khả năng để đảm đương vị trí đó. Tôi không nghĩ ông còn có quyền từ chức. Tôi nghĩ Quốc hội và Chính phủ phải cần có biện pháp cụ thể để đưa ông rời khỏi chức vụ đó ngay, không cần chần chừ thêm nữa.
Cá nhân tôi thấy không thể chịu đựng ông thêm nữa. Xã hội có lẽ cũng không thể chịu đựng thêm nữa.
Ngoài các chuẩn mực về pháp lý và đạo lý, hành vi của một cá nhân, nhất là hành vi của quan chức và những người có ảnh hưởng xã hội lớn còn cần phải đúng đắn về chính trị. Một hành vi gây bất bình hoặc làm tổn thương cho công chúng thì bị coi là không đúng đắn về chính trị. Với Dự thảo này, tôi cho rằng ngành giáo dục đã không có một Bộ trưởng là chính khách thật sự, chỉ có một công chức cao cấp làm Bộ trưởng. Tệ hơn, năng lực và phẩm chất của ông công chức cao cấp đó lại ở mức rất thấp, hoàn toàn không tương xứng với vị trí.
Thừa công chức nhưng không có chính khách, đó không phải là thảm trạng của của riêng ngành giáo dục.
Nguồn Facebook
No comments:
Post a Comment