Sự việc hàng chục ha rừng phòng hộ tại huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) bị “xẻ thịt” để xây dựng trái phép không chỉ diễn ra gần đây mà đã từ năm 2006. Thanh tra Chính phủ đã kết luận vi phạm nhưng việc xử lý, khắc phục của cơ quan chức năng rất chậm, kéo dài đến nay vẫn chưa xong. Vậy 12 năm qua Hà Nội không thực hiện quyết định của Thanh tra Chính phủ thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Dương Xuân Huề (VPLS Hoàng Huy) cho biết: Năm 2006, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý sử dụng đất rừng Lâm trường Sóc Sơn và 9 xã như Minh Phú, Minh Trí, Phù Linh,....
Theo Kết luận số 754/TTCP ngày 17-04-2006 về một số nội dung phản ánh của công dân đối với việc mua bán đất rừng trái phép diễn ra ở tại 9 xã có rừng và Lâm trường Sóc Sơn, tại khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn, cơ quan chức năng thống kê có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha. Trong số này, gần 80 nhà kiên cố, nhà sàn mọc lên; 26 trường hợp xây dựng theo mô hình trang trại, xưởng sản xuất.
Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu “huy động lực lượng chính quyền cơ sở ngăn chặn những trường hợp xây dựng trái phép đang tái diễn”. Dù vậy, các cơ quan chức năng chưa tích cực chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, phối hợp với UBND các xã và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông - lâm nghiệp Sóc Sơn (Công ty ĐT&PTNLN) kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn kịp thời cũng như xử lý dứt điểm, để các đối tượng xây dựng nhà trái phép trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Những sai phạm trong 12 năm qua chưa xử lý triệt để thì trong hơn 2 năm từ tháng 1-2016 đến tháng 6-2018, qua kiểm tra 28 trường hợp xây dựng trên địa bàn thôn Minh Tân, xã Minh Trí, cơ quan chức năng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với 12 trường hợp "tự ý chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép", 16 trường họp còn lại được chính quyền huyện báo cáo "đã xây dựng từ những năm trước và sử dụng ổn định".
Nhiều công trình " xẻ thịt" rừng phòng hộ ở Sóc Sơn.
Có thể thấy, những chỉ đạo xử lý sai phạm trên đất rừng phòng hộ của UBND TP Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn đều chưa có tác dụng.
Không thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ từ năm 2006, để xảy ra hậu quả rừng Sóc Sơn đang bị “xẻ thịt” hơn 12 năm qua thiết nghĩ cần quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tập thể có dấu hiệu “khoan thư” xử lý, để sai phạm xảy ra trong nhiều năm. Theo Khoản 2 Điều 41 Luật Thanh tra năm 2010 về việc xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận quyết định xử lý về thanh tra, đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý như sau:
“Điều 41. Xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra
2. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm
thi hành kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
Nếu vi phạm có tính chất nghiêm trọng, các cá nhân vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Ngày 22-10-2018, Thanh tra TP Hà Nội đã chính thức công bố quyết định thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn hai xã Minh Phú và Minh Trí trong giai đoạn từ năm 2008 - 2018 và thực hiện Kết luận Thanh tra Chính phủ năm 2006.
Đoàn Thanh tra do bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (Thanh tra TP Hà Nội) làm Trưởng đoàn. Thời gian thanh tra kéo dài 45 ngày, bắt đầu từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Nếu sau 45 ngày thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn hai xã Minh Phú và Minh Trí trong giai đoạn từ năm 2008 – 2018, đoàn thanh tra kết luận các công trình xây dựng trên đất rừng phòng hộ thì hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
“Điều 7. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
2. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 05 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta đến dưới 10 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 10 héc ta trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
Hình thức xử phạt bổ sung đồng thời là bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm” và “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”. Đối với những trường hợp trên, sau khi ra quyết định xử phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người vi phạm tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trên đất. Nếu người vi phạm trong thời hạn tự nguyện tháo dỡ công trình mà cố ý không thực hiện thì cơ quan ra quyết định xử phạt có quyền ra quyết định thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế tháo dỡ.
Công trình sau khi đã tháo dỡ xong, toàn bộ tài sản, vật liệu sẽ được bàn giao lại cho người vi phạm. Đối với những công trình đang xây dựng trái phép, chính quyền địa phương phải ngăn chặn việc tiếp tục xây dựng.
Nguồn http://cand.com.vn/giai-dap-phap-luat/trach-nhiem-cua-cac-co-quan-trong-vu-xe-thit-rung-phong-ho-soc-son-ra-sao-517268/
Pháp luật
,
Tin trong nước
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Dương Xuân Huề (VPLS Hoàng Huy) cho biết: Năm 2006, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý sử dụng đất rừng Lâm trường Sóc Sơn và 9 xã như Minh Phú, Minh Trí, Phù Linh,....
Theo Kết luận số 754/TTCP ngày 17-04-2006 về một số nội dung phản ánh của công dân đối với việc mua bán đất rừng trái phép diễn ra ở tại 9 xã có rừng và Lâm trường Sóc Sơn, tại khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn, cơ quan chức năng thống kê có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha. Trong số này, gần 80 nhà kiên cố, nhà sàn mọc lên; 26 trường hợp xây dựng theo mô hình trang trại, xưởng sản xuất.
Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu “huy động lực lượng chính quyền cơ sở ngăn chặn những trường hợp xây dựng trái phép đang tái diễn”. Dù vậy, các cơ quan chức năng chưa tích cực chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, phối hợp với UBND các xã và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông - lâm nghiệp Sóc Sơn (Công ty ĐT&PTNLN) kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn kịp thời cũng như xử lý dứt điểm, để các đối tượng xây dựng nhà trái phép trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Những sai phạm trong 12 năm qua chưa xử lý triệt để thì trong hơn 2 năm từ tháng 1-2016 đến tháng 6-2018, qua kiểm tra 28 trường hợp xây dựng trên địa bàn thôn Minh Tân, xã Minh Trí, cơ quan chức năng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với 12 trường hợp "tự ý chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép", 16 trường họp còn lại được chính quyền huyện báo cáo "đã xây dựng từ những năm trước và sử dụng ổn định".
Nhiều công trình " xẻ thịt" rừng phòng hộ ở Sóc Sơn.
Có thể thấy, những chỉ đạo xử lý sai phạm trên đất rừng phòng hộ của UBND TP Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn đều chưa có tác dụng.
Không thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ từ năm 2006, để xảy ra hậu quả rừng Sóc Sơn đang bị “xẻ thịt” hơn 12 năm qua thiết nghĩ cần quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tập thể có dấu hiệu “khoan thư” xử lý, để sai phạm xảy ra trong nhiều năm. Theo Khoản 2 Điều 41 Luật Thanh tra năm 2010 về việc xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận quyết định xử lý về thanh tra, đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý như sau:
“Điều 41. Xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra
2. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm
thi hành kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
Nếu vi phạm có tính chất nghiêm trọng, các cá nhân vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Ngày 22-10-2018, Thanh tra TP Hà Nội đã chính thức công bố quyết định thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn hai xã Minh Phú và Minh Trí trong giai đoạn từ năm 2008 - 2018 và thực hiện Kết luận Thanh tra Chính phủ năm 2006.
Đoàn Thanh tra do bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (Thanh tra TP Hà Nội) làm Trưởng đoàn. Thời gian thanh tra kéo dài 45 ngày, bắt đầu từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Nếu sau 45 ngày thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn hai xã Minh Phú và Minh Trí trong giai đoạn từ năm 2008 – 2018, đoàn thanh tra kết luận các công trình xây dựng trên đất rừng phòng hộ thì hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
“Điều 7. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
2. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 05 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta đến dưới 10 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 10 héc ta trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
Hình thức xử phạt bổ sung đồng thời là bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm” và “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”. Đối với những trường hợp trên, sau khi ra quyết định xử phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người vi phạm tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trên đất. Nếu người vi phạm trong thời hạn tự nguyện tháo dỡ công trình mà cố ý không thực hiện thì cơ quan ra quyết định xử phạt có quyền ra quyết định thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế tháo dỡ.
Công trình sau khi đã tháo dỡ xong, toàn bộ tài sản, vật liệu sẽ được bàn giao lại cho người vi phạm. Đối với những công trình đang xây dựng trái phép, chính quyền địa phương phải ngăn chặn việc tiếp tục xây dựng.
Nguồn http://cand.com.vn/giai-dap-phap-luat/trach-nhiem-cua-cac-co-quan-trong-vu-xe-thit-rung-phong-ho-soc-son-ra-sao-517268/
No comments:
Post a Comment