HĐXX nêu lý do là cần xác minh, thu thập bổ sung tài liệu liên quan đến việc giám định thiệt hại của phía Vinasun mới giải quyết được vụ án.
Theo dự kiến, sau khi nghị án kéo dài chiều ngày 29/10, TAND TP.HCM sẽ tuyên án vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam.
Tuy nhiên, khi HĐXX vào làm việc, chủ tọa bất ngờ tuyên bố sẽ quay lại phần xét hỏi để làm rõ về yêu cầu bồi thường thiệt hại của phía nguyên đơn (Vinasun).
HĐXX đặt câu hỏi, trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, Vinasun có bao nhiêu xe phải nằm bãi? Đại diện phía Vinasun cho hay có tổng cộng 2.777 xe.
HĐXX yêu cầu Vinasun trả lời trong tổng số xe nằm bãi này có bao nhiêu xe do phía bị đơn gây ra.
Đại diện Vinasun
Theo Vinasun, từ khi Grab tham gia thị trường cùng với tăng đầu xe của Grab và các hành vi vi phạm pháp luật, hành khách bỏ đi và lôi kéo tài xế nghỉ việc. Trong khi kinh doanh taxi yếu tố quyết định là số đầu xe và giá cả. Vinasun khởi kiện căn cứ vào báo cáo kiểm toán để chứng minh. Trước đây, tốc độ tăng trưởng của Vinasun là 2 con số, tới 2015 chỉ còn 5% và sau đó giảm dần.
Về thiệt hại, đại diện Vinasun cho hay, phía Công ty cố phẩn kiểm định Cửu Long căn cứ vào 3 loại chi phí: khấu hao (xe không hoạt động cũng tính), vay ngân hàng, cố định (kiểm định, đường bộ, chi phí khác).
HĐXX đặt câu hỏi, nếu thật sự Vinasun bị thiệt hại thì tại thời điểm đó đâu chỉ có Grab? Vinasun cho hay, hoạt động của Grab và Uber từ năm 2014, trong quá trình này bất kỳ sự tác động nào không có thể xảy ra ngay lập tức mà xảy ra từ từ. Đến tháng 3/2018, có 3 hãng taxi phải dừng hoạt động.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về số người lao động nghỉ việc có bao nhiêu? Theo Vinasun, lúc đầu có 8.000 người nhưng sau đó tăng vọt lên 12.000 người.
Căn cứ vào đâu để khẳng định Grab khiến các tài xế nghỉ việc, HĐXX đưa ra câu hỏi?
Vinasun cho rằng, căn cứ vào việc cứ tuyển thêm tài xế mới, người giới thiệu cho Grab được thưởng tiền. Vì vậy, nhiều tài xế đã nghỉ việc, cầm cố cả nhà cửa để vay mượn xe chạy Grab. Các số liệu đã có báo cáo thể hiện trong hồ sơ. Trên thực tế Grab gây thiệt hại cho Vinasun là rất lớn...
Theo HĐXX, phía Vinasun cho rằng giá trị cổ phiếu sụt giảm là do Grab gây ra, vậy căn cứ nào để khẳng định điều này?
Đại diện Vinasun cho hay, theo kết quả giám định độc lập có cơ sở rõ ràng, hoạt động của Grab khiến hoạt động của Vinasun sụt giảm, thị trường không còn tin vào khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của Grab, sự chiếm lĩnh thị trường của Grab khiến cho các doanh nghiệp lo ngại về sự tồn tại, cụ thể là Vinasun.
Đại diện Grab Taxi
Phản bác lại quan điểm của phía Vinasun, đại diện Grab cho rằng, tính thiệt hại giá trị của cổ phiếu là không chính xác vì cổ phiếu không phải là sở hữu của Vinasun mà là sở hữu của cổ đông. Vinasun không chỉ ra được quan hệ nhân quả, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại do hành vi nào.
Sau phần xét hỏi, HĐXX nhận định, việc giám định thiệt hại trong lĩnh vực này rất phức tạp và giám định không có mặt tại tòa. Trường hợp này tòa không có quyền ra quyết định dẫn giải giám định viên, chỉ có thể yêu cầu giải thích làm sáng tỏ những con số 2 bên đưa ra.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm dừng phiên tòa để xác minh, thu thập bổ sung tài liệu liên quan đến việc giám định thiệt hại của phía Vinasun, từ đó mới giải quyết được vụ án.
Phiên tòa sẽ tạm dừng đến 8h ngày 22/11 sẽ mở lại.
Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/khong-the-tuyen-an-vu-vinasun-kien-grab-485778.html
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Theo dự kiến, sau khi nghị án kéo dài chiều ngày 29/10, TAND TP.HCM sẽ tuyên án vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam.
Tuy nhiên, khi HĐXX vào làm việc, chủ tọa bất ngờ tuyên bố sẽ quay lại phần xét hỏi để làm rõ về yêu cầu bồi thường thiệt hại của phía nguyên đơn (Vinasun).
HĐXX đặt câu hỏi, trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, Vinasun có bao nhiêu xe phải nằm bãi? Đại diện phía Vinasun cho hay có tổng cộng 2.777 xe.
HĐXX yêu cầu Vinasun trả lời trong tổng số xe nằm bãi này có bao nhiêu xe do phía bị đơn gây ra.
Đại diện Vinasun
Theo Vinasun, từ khi Grab tham gia thị trường cùng với tăng đầu xe của Grab và các hành vi vi phạm pháp luật, hành khách bỏ đi và lôi kéo tài xế nghỉ việc. Trong khi kinh doanh taxi yếu tố quyết định là số đầu xe và giá cả. Vinasun khởi kiện căn cứ vào báo cáo kiểm toán để chứng minh. Trước đây, tốc độ tăng trưởng của Vinasun là 2 con số, tới 2015 chỉ còn 5% và sau đó giảm dần.
Về thiệt hại, đại diện Vinasun cho hay, phía Công ty cố phẩn kiểm định Cửu Long căn cứ vào 3 loại chi phí: khấu hao (xe không hoạt động cũng tính), vay ngân hàng, cố định (kiểm định, đường bộ, chi phí khác).
HĐXX đặt câu hỏi, nếu thật sự Vinasun bị thiệt hại thì tại thời điểm đó đâu chỉ có Grab? Vinasun cho hay, hoạt động của Grab và Uber từ năm 2014, trong quá trình này bất kỳ sự tác động nào không có thể xảy ra ngay lập tức mà xảy ra từ từ. Đến tháng 3/2018, có 3 hãng taxi phải dừng hoạt động.
Trả lời câu hỏi của HĐXX về số người lao động nghỉ việc có bao nhiêu? Theo Vinasun, lúc đầu có 8.000 người nhưng sau đó tăng vọt lên 12.000 người.
Căn cứ vào đâu để khẳng định Grab khiến các tài xế nghỉ việc, HĐXX đưa ra câu hỏi?
Vinasun cho rằng, căn cứ vào việc cứ tuyển thêm tài xế mới, người giới thiệu cho Grab được thưởng tiền. Vì vậy, nhiều tài xế đã nghỉ việc, cầm cố cả nhà cửa để vay mượn xe chạy Grab. Các số liệu đã có báo cáo thể hiện trong hồ sơ. Trên thực tế Grab gây thiệt hại cho Vinasun là rất lớn...
Theo HĐXX, phía Vinasun cho rằng giá trị cổ phiếu sụt giảm là do Grab gây ra, vậy căn cứ nào để khẳng định điều này?
Đại diện Vinasun cho hay, theo kết quả giám định độc lập có cơ sở rõ ràng, hoạt động của Grab khiến hoạt động của Vinasun sụt giảm, thị trường không còn tin vào khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của Grab, sự chiếm lĩnh thị trường của Grab khiến cho các doanh nghiệp lo ngại về sự tồn tại, cụ thể là Vinasun.
Đại diện Grab Taxi
Phản bác lại quan điểm của phía Vinasun, đại diện Grab cho rằng, tính thiệt hại giá trị của cổ phiếu là không chính xác vì cổ phiếu không phải là sở hữu của Vinasun mà là sở hữu của cổ đông. Vinasun không chỉ ra được quan hệ nhân quả, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại do hành vi nào.
Sau phần xét hỏi, HĐXX nhận định, việc giám định thiệt hại trong lĩnh vực này rất phức tạp và giám định không có mặt tại tòa. Trường hợp này tòa không có quyền ra quyết định dẫn giải giám định viên, chỉ có thể yêu cầu giải thích làm sáng tỏ những con số 2 bên đưa ra.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm dừng phiên tòa để xác minh, thu thập bổ sung tài liệu liên quan đến việc giám định thiệt hại của phía Vinasun, từ đó mới giải quyết được vụ án.
Phiên tòa sẽ tạm dừng đến 8h ngày 22/11 sẽ mở lại.
Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/khong-the-tuyen-an-vu-vinasun-kien-grab-485778.html
No comments:
Post a Comment