Anh đúng là nghệ sĩ nhân dân. Anh biết yêu dân và nói lên nguyện vọng của dân.
Lãnh đạo nói TP Hồ Chí Minh chưa có nhà hát xứng tầm với sự phát triển của thành phố. Nhưng không ai nói, nghệ sĩ Việt Nam chưa xứng tầm để có một cái chuồng trâu để biểu diễn.
Chiếc áo không làm nên thầy tu. Nhà hát nghìn tỉ càng không làm nên nghệ sĩ, dù là nghệ sĩ hạng bét.
Các nhà hát trăm tỉ với cả ngàn chỗ ngồi đã có không ít ở nhiều thành phố, nhưng được mấy người vào xem hoặc xem cho hết một chương trình. Trong khi nghệ sĩ lớn thì có biểu diễn ở chợ, ở vỉa hè vẫn là nghệ sĩ lớn.
Không chừng khi lấy tiền công của dân xây nhà hát nghìn tỉ, không có nghệ sĩ lớn nào vào đó biểu diễn, không có công chúng xem, có khi mấy ông bà nghệ sĩ tự cho là nhớn hay “quý tộc tinh hoa” kia lại đổ thừa do trình độ công chúng quá thấp hay do dân ngu.
Và với lý luận ấy, khi nhà hát xuống cấp, nguồn thu không đủ chi phí cho biểu diễn, người ta lại lấy tiền thuế máu của dân để nuôi thường xuyên nhà hát và nuôi cả đám nghệ sĩ nhớn hay “tinh hoa quý tộc” kia?
Công Vượng nói rất đầy đủ bằng cái tâm của mình. Tôi yêu anh và ủng hộ anh. Ai ủng hộ nghệ sĩ Công Vượng thì hãy lên tiếng!
Dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc vũ kịch ở Thủ Thiêm gây ồn ào trong dư luận suốt những ngày qua. Nhiều tranh cãi, phản biện được đưa ra. Với những người làm nghề, mỗi người đều có một quan điểm riêng, một chính kiến riêng về vấn đề này.
Nhạc sĩ Trần Minh Phi cho rằng, việc xây dựng nhà hát thời điểm này là chưa nên trong tình hình kinh tế xã hội của thành phố và của chung cả nước. Đồng thời, chính quyền cũng cần phải lấy ý kiến người dân, cũng như giải quyết tốt việc định cư cho người dân Thủ Thiêm rồi mới quyết định nên hay không nên xây nhà hát.
Theo nam nhạc sĩ, có nhiều lý do để anh đưa ra quan điểm này. Xét về mặt kinh tế xã hội, thành phố đang cần có thêm bệnh viện, trường học và hạ tầng cơ sở giao thông tốt hơn để chấm dứt nạn ngập lụt và kẹt xe. Xét về mặt nhân tâm, việc bà con Thủ Thiêm bị mất đất, mất nhà đang sống trong đau khổ hàng chục năm qua chưa được giải quyết thoả đáng. Đó là vấn đề cấp bách cần làm hơn là xây dựng nhà hát.
Thêm vào đó, nhu cầu hưởng thụ nhạc hàn lâm của người dân thành phố hiện nay là rất ít và vô cùng nhỏ so với đại đa số. Với các nhà hát đang hiện có như Nhà hát Thành phố, khán phòng Nhạc viện Thành phố đã đủ để phục vụ nhu cầu âm nhạc hàn lâm của một bộ phận nhỏ đó (nếu không muốn nói là dư thừa). Ngoài ra, việc xây dựng thiết chế văn hoá cao là chưa cần thiết khi hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn, dân trí âm nhạc còn chưa cao.
Đồng quan điểm với nhạc sĩ Trần Minh Phi, nghệ sĩ Vượng Râu cho hay, có xây nhà hát nhiều tiền thì ở Việt Nam không có đạo diễn nào đủ tầm dàn dựng một chương trình mang tính chất quốc tế. Chưa kể, nếu vào nhà hát sang trọng như vậy thì cũng tốn rất nhiều tiền để dàn dựng.
Riêng về chi phí thuê sân khấu, một nhà hát sang trọng để thuê có thể mất tới 200 triệu đồng, chưa bao gồm màn hình led, âm thanh ánh sáng. Để đứng được trên sân khấu đó một cách đàng hoàng thì tốn khoảng 1,5-2 tỷ đồng. Anh khẳng định, điều này chỉ có những đơn vị tư nhân mới dám làm, còn các đơn vị nhà nước không có tiền để làm.
“Văn hóa của chúng ta chưa ngang tầm với những nước cách chúng ta hàng trăm năm về sự văn minh.Tầm nhận thức của chúng ta đang là những người nông dân bình thường thì không thể tham vọng viển vông vươn ra Châu lục, thể hiện những tác phẩm nghệ thuật kinh điển của thế giới. Nếu xây, tôi khẳng định một năm may ra tư nhân thuê được khoảng chục buổi, còn lại đóng im ỉm và xuống cấp. Các đơn vị nhà nước, các nghệ sĩ lương còn không đủ thì làm sao có tiền để thuê?”, nghệ sĩ Vượng Râu chia sẻ.
Thế giới sao
,
Tin trong nước
,
Văn hóa
,
Xã hội
Lãnh đạo nói TP Hồ Chí Minh chưa có nhà hát xứng tầm với sự phát triển của thành phố. Nhưng không ai nói, nghệ sĩ Việt Nam chưa xứng tầm để có một cái chuồng trâu để biểu diễn.
Chiếc áo không làm nên thầy tu. Nhà hát nghìn tỉ càng không làm nên nghệ sĩ, dù là nghệ sĩ hạng bét.
Các nhà hát trăm tỉ với cả ngàn chỗ ngồi đã có không ít ở nhiều thành phố, nhưng được mấy người vào xem hoặc xem cho hết một chương trình. Trong khi nghệ sĩ lớn thì có biểu diễn ở chợ, ở vỉa hè vẫn là nghệ sĩ lớn.
Không chừng khi lấy tiền công của dân xây nhà hát nghìn tỉ, không có nghệ sĩ lớn nào vào đó biểu diễn, không có công chúng xem, có khi mấy ông bà nghệ sĩ tự cho là nhớn hay “quý tộc tinh hoa” kia lại đổ thừa do trình độ công chúng quá thấp hay do dân ngu.
Và với lý luận ấy, khi nhà hát xuống cấp, nguồn thu không đủ chi phí cho biểu diễn, người ta lại lấy tiền thuế máu của dân để nuôi thường xuyên nhà hát và nuôi cả đám nghệ sĩ nhớn hay “tinh hoa quý tộc” kia?
Công Vượng nói rất đầy đủ bằng cái tâm của mình. Tôi yêu anh và ủng hộ anh. Ai ủng hộ nghệ sĩ Công Vượng thì hãy lên tiếng!
Dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc vũ kịch ở Thủ Thiêm gây ồn ào trong dư luận suốt những ngày qua. Nhiều tranh cãi, phản biện được đưa ra. Với những người làm nghề, mỗi người đều có một quan điểm riêng, một chính kiến riêng về vấn đề này.
Nhạc sĩ Trần Minh Phi cho rằng, việc xây dựng nhà hát thời điểm này là chưa nên trong tình hình kinh tế xã hội của thành phố và của chung cả nước. Đồng thời, chính quyền cũng cần phải lấy ý kiến người dân, cũng như giải quyết tốt việc định cư cho người dân Thủ Thiêm rồi mới quyết định nên hay không nên xây nhà hát.
Theo nam nhạc sĩ, có nhiều lý do để anh đưa ra quan điểm này. Xét về mặt kinh tế xã hội, thành phố đang cần có thêm bệnh viện, trường học và hạ tầng cơ sở giao thông tốt hơn để chấm dứt nạn ngập lụt và kẹt xe. Xét về mặt nhân tâm, việc bà con Thủ Thiêm bị mất đất, mất nhà đang sống trong đau khổ hàng chục năm qua chưa được giải quyết thoả đáng. Đó là vấn đề cấp bách cần làm hơn là xây dựng nhà hát.
Thêm vào đó, nhu cầu hưởng thụ nhạc hàn lâm của người dân thành phố hiện nay là rất ít và vô cùng nhỏ so với đại đa số. Với các nhà hát đang hiện có như Nhà hát Thành phố, khán phòng Nhạc viện Thành phố đã đủ để phục vụ nhu cầu âm nhạc hàn lâm của một bộ phận nhỏ đó (nếu không muốn nói là dư thừa). Ngoài ra, việc xây dựng thiết chế văn hoá cao là chưa cần thiết khi hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn, dân trí âm nhạc còn chưa cao.
Đồng quan điểm với nhạc sĩ Trần Minh Phi, nghệ sĩ Vượng Râu cho hay, có xây nhà hát nhiều tiền thì ở Việt Nam không có đạo diễn nào đủ tầm dàn dựng một chương trình mang tính chất quốc tế. Chưa kể, nếu vào nhà hát sang trọng như vậy thì cũng tốn rất nhiều tiền để dàn dựng.
Riêng về chi phí thuê sân khấu, một nhà hát sang trọng để thuê có thể mất tới 200 triệu đồng, chưa bao gồm màn hình led, âm thanh ánh sáng. Để đứng được trên sân khấu đó một cách đàng hoàng thì tốn khoảng 1,5-2 tỷ đồng. Anh khẳng định, điều này chỉ có những đơn vị tư nhân mới dám làm, còn các đơn vị nhà nước không có tiền để làm.
“Văn hóa của chúng ta chưa ngang tầm với những nước cách chúng ta hàng trăm năm về sự văn minh.Tầm nhận thức của chúng ta đang là những người nông dân bình thường thì không thể tham vọng viển vông vươn ra Châu lục, thể hiện những tác phẩm nghệ thuật kinh điển của thế giới. Nếu xây, tôi khẳng định một năm may ra tư nhân thuê được khoảng chục buổi, còn lại đóng im ỉm và xuống cấp. Các đơn vị nhà nước, các nghệ sĩ lương còn không đủ thì làm sao có tiền để thuê?”, nghệ sĩ Vượng Râu chia sẻ.
No comments:
Post a Comment