Bản chất của các cuộc chiến chính là sự chia lại dòng tiền và tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả tài nguyên con người và các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra. Trung Quốc cầu cứu EU nhưng bị từ chối. Nhật, Canada, Úc, Ấn Độ thì càng không giúp chính quyền Tập Cận Bình.
Anh không đầu tư cho tôi thì tôi đầu tư vào anh, Trung Quốc tính thế và lần nữa Mỹ, EU, Nhật, Canada, Úc, Ấn Độ lại từ chối.
Kết quả: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đã giảm trên toàn cầu lần đầu tiên kể từ năm 2002. Mức đầu tư đại giảm còn 124,6 tỷ USD, so với mức cao nhất 196,15 tỷ USD trong 5 trở lại đây.
“Sự chuyển động mà chúng ta đang thấy trên khắp thế giới là sự kêu gọi cảnh giác về các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ. Và nó đã được cường độ hóa bởi chính quyền ông Trump”, ông Jeremy Zucker, đồng trưởng ban Thương mại quốc tế tại công ty luật Dechert ở Washington cho biết.
Chương trình Made in China 2025 của Trung Quốc đang sử dụng các khoản đầu tư để có được các công nghệ của phương Tây để phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng trong nước. Trump và các đồng minh siết lại luật để chống “ăn cắp” và trong 6 tháng đầu năm 2018, mức đầu tư của Trung Quốc chỉ 1,8 tỷ USD, giảm hơn 90% so với năm trước và là mức thấp nhất trong 7 năm qua.
Các chính phủ nước lớn coi Trung Quốc là mối đe dọa khi buộc tội nước này sử dụng các khoản đầu tư và giao dịch sáp nhập để ăn cắp công nghệ, truy cập vào dữ liệu nhạy cảm có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của họ.
Điều này sẽ dẫn đến một trật tự mới!
Dòng tiền của Trung Quốc sẽ phải tìm đến các quốc gia phụ thuộc (kiểu như Venezuela) hoặc các quốc gia ngoại giao kiểu “ai tao cũng chơi” như Malta. Hay cường quốc bằng mặt chẳng bằng lòng với họ: Nga!
Trật tự mới là điều thế giới vận động để phá vỡ các trật tự cũ vốn từng đúng và nay đã lỗi thời. Vấn đề là Việt Nam nằm đâu trong trật tự mới đó.
Lịch sử chứng minh Việt Nam không thể thay hàng xóm mà đấu tranh bằng vũ lực tự vệ lẫn ngoại giao mềm mỏng trước ông kẹ Trung Quốc để giữ chủ quyền.
Nhưng mềm mỏng không phải là buông lơi chủ quyền tiền tệ qua cách đồng bạc lão Mao song hành cùng đồng bạc Bác Hồ là một trong nhiều ví dụ.
Tại Việt Nam, các cơ quan hữu quan vừa cho phép lưu hành đồng Nhân dân tệ Trung Quốc ở 7 tỉnh biên giới của Việt Nam vào ngày 12/10/2018 căn cứ theo Thông tư 19/2018 về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Thông tư nói trên là văn bản dưới luật! Căn cứ theo các quy định về an ninh tiền tệ, các yếu tố pháp luật liên quan và thậm chí cả Hiến pháp thì việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro dưới nhiều yếu tố gồm chính trị, kinh tế, an ninh, dân sinh,…
Phương pháp “đón sóng” đầu tư để làm trạm trung chuyển hàng hóa hợp pháp có lẽ chỉ là một trong nhiều phương án bởi các chữ ký FTA ràng buộc nhiều thứ và ràng buộc ngày một chặt hơn. Chưa kể các quy định mới ở Paris về môi trường nói chung và tín chỉ cacbon (CDM) nói riêng.
Cho tới lúc này, Mỹ và EU, Nhật, Úc, Ấn Độ đã gần như xác định đưa Trung Quốc vào cuộc chiến thương mại toàn cầu với vai trò đối thủ. Nói cho dễ hiểu, c.hiến tranh thế giới thứ 3 đã bắt đầu! Và bản chất của nó là c.hiến tranh tiền tệ với cái cớ là thương mại thì đúng hơn.
Tôi đoán sẽ rất nhanh thôi, sẽ thấy rõ khi các đối thủ của Trung Quốc sẽ đưa ra các chính sách đối ngoại “rất cụ thể” với các quốc gia thân Trung Quốc hoặc tỏ ra thân Trung Quốc.
Về mặt chính trị, có thể coi việc đưa ra Thông tư 19/2018 là một động thái “ném đá dò đường”. Nhưng nếu logic vấn đề trên với các vấn đề nội tại của quốc gia như mâu thuẫn đất đai (quyền sở hữu tài sản), mâu thuẫn do ô nhiễm (quyền an toàn tính mạng) và căn tính dân tộc (sát tính mạnh, không khuất phục trước Tàu) thì có lẽ sẽ ra một kết quả dự đoán hoàn toàn khác.
Còn quá sớm để phải rút s.úng trước, theo nghĩa đen với Trung Quốc, đó là vị thế của Mỹ và đồng minh của Mỹ trước Trung Quốc. Nhưng chính quyền Trung Quốc thì khác! Họ luôn “xuất khẩu” mâu thuẫn nội tại quốc gia họ bằng phương pháp quen thuộc từ cổ xưa: C.hiến tranh xâm lược.
Hãy tìm hiểu rừng Lào, rừng Campuchia bây giờ rơi vào tay ai (trừ khu rừng bên Lào mà bầu Đức vẫn còn giữ và ông Trần Bá Dương phải cứu).
Một vấn đề khác: Tôi nghĩ tới Biển Đông và Tướng Giáp chọn nơi an táng từ rất sớm là Vũng Chùa- một trong các vị trí tốt để chống đổ bộ từ biển.
Chuyện vẫn còn ở tương lai xa xa nhưng câu cảnh báo “Thứ xấu nhất vẫn ở thì tương lai.” của Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên có lẽ rộng hơn, lớn hơn rất rất nhiều so với việc ông lo lắng về sự phát tán dioxin ở sông Đồng Nai.
Chính trị
,
Tin quốc tế
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra. Trung Quốc cầu cứu EU nhưng bị từ chối. Nhật, Canada, Úc, Ấn Độ thì càng không giúp chính quyền Tập Cận Bình.
Anh không đầu tư cho tôi thì tôi đầu tư vào anh, Trung Quốc tính thế và lần nữa Mỹ, EU, Nhật, Canada, Úc, Ấn Độ lại từ chối.
Kết quả: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đã giảm trên toàn cầu lần đầu tiên kể từ năm 2002. Mức đầu tư đại giảm còn 124,6 tỷ USD, so với mức cao nhất 196,15 tỷ USD trong 5 trở lại đây.
“Sự chuyển động mà chúng ta đang thấy trên khắp thế giới là sự kêu gọi cảnh giác về các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ. Và nó đã được cường độ hóa bởi chính quyền ông Trump”, ông Jeremy Zucker, đồng trưởng ban Thương mại quốc tế tại công ty luật Dechert ở Washington cho biết.
Chương trình Made in China 2025 của Trung Quốc đang sử dụng các khoản đầu tư để có được các công nghệ của phương Tây để phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng trong nước. Trump và các đồng minh siết lại luật để chống “ăn cắp” và trong 6 tháng đầu năm 2018, mức đầu tư của Trung Quốc chỉ 1,8 tỷ USD, giảm hơn 90% so với năm trước và là mức thấp nhất trong 7 năm qua.
Các chính phủ nước lớn coi Trung Quốc là mối đe dọa khi buộc tội nước này sử dụng các khoản đầu tư và giao dịch sáp nhập để ăn cắp công nghệ, truy cập vào dữ liệu nhạy cảm có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của họ.
Điều này sẽ dẫn đến một trật tự mới!
Dòng tiền của Trung Quốc sẽ phải tìm đến các quốc gia phụ thuộc (kiểu như Venezuela) hoặc các quốc gia ngoại giao kiểu “ai tao cũng chơi” như Malta. Hay cường quốc bằng mặt chẳng bằng lòng với họ: Nga!
Trật tự mới là điều thế giới vận động để phá vỡ các trật tự cũ vốn từng đúng và nay đã lỗi thời. Vấn đề là Việt Nam nằm đâu trong trật tự mới đó.
Lịch sử chứng minh Việt Nam không thể thay hàng xóm mà đấu tranh bằng vũ lực tự vệ lẫn ngoại giao mềm mỏng trước ông kẹ Trung Quốc để giữ chủ quyền.
Nhưng mềm mỏng không phải là buông lơi chủ quyền tiền tệ qua cách đồng bạc lão Mao song hành cùng đồng bạc Bác Hồ là một trong nhiều ví dụ.
Tại Việt Nam, các cơ quan hữu quan vừa cho phép lưu hành đồng Nhân dân tệ Trung Quốc ở 7 tỉnh biên giới của Việt Nam vào ngày 12/10/2018 căn cứ theo Thông tư 19/2018 về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Thông tư nói trên là văn bản dưới luật! Căn cứ theo các quy định về an ninh tiền tệ, các yếu tố pháp luật liên quan và thậm chí cả Hiến pháp thì việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro dưới nhiều yếu tố gồm chính trị, kinh tế, an ninh, dân sinh,…
Phương pháp “đón sóng” đầu tư để làm trạm trung chuyển hàng hóa hợp pháp có lẽ chỉ là một trong nhiều phương án bởi các chữ ký FTA ràng buộc nhiều thứ và ràng buộc ngày một chặt hơn. Chưa kể các quy định mới ở Paris về môi trường nói chung và tín chỉ cacbon (CDM) nói riêng.
Cho tới lúc này, Mỹ và EU, Nhật, Úc, Ấn Độ đã gần như xác định đưa Trung Quốc vào cuộc chiến thương mại toàn cầu với vai trò đối thủ. Nói cho dễ hiểu, c.hiến tranh thế giới thứ 3 đã bắt đầu! Và bản chất của nó là c.hiến tranh tiền tệ với cái cớ là thương mại thì đúng hơn.
Tôi đoán sẽ rất nhanh thôi, sẽ thấy rõ khi các đối thủ của Trung Quốc sẽ đưa ra các chính sách đối ngoại “rất cụ thể” với các quốc gia thân Trung Quốc hoặc tỏ ra thân Trung Quốc.
Về mặt chính trị, có thể coi việc đưa ra Thông tư 19/2018 là một động thái “ném đá dò đường”. Nhưng nếu logic vấn đề trên với các vấn đề nội tại của quốc gia như mâu thuẫn đất đai (quyền sở hữu tài sản), mâu thuẫn do ô nhiễm (quyền an toàn tính mạng) và căn tính dân tộc (sát tính mạnh, không khuất phục trước Tàu) thì có lẽ sẽ ra một kết quả dự đoán hoàn toàn khác.
Còn quá sớm để phải rút s.úng trước, theo nghĩa đen với Trung Quốc, đó là vị thế của Mỹ và đồng minh của Mỹ trước Trung Quốc. Nhưng chính quyền Trung Quốc thì khác! Họ luôn “xuất khẩu” mâu thuẫn nội tại quốc gia họ bằng phương pháp quen thuộc từ cổ xưa: C.hiến tranh xâm lược.
Hãy tìm hiểu rừng Lào, rừng Campuchia bây giờ rơi vào tay ai (trừ khu rừng bên Lào mà bầu Đức vẫn còn giữ và ông Trần Bá Dương phải cứu).
Một vấn đề khác: Tôi nghĩ tới Biển Đông và Tướng Giáp chọn nơi an táng từ rất sớm là Vũng Chùa- một trong các vị trí tốt để chống đổ bộ từ biển.
Chuyện vẫn còn ở tương lai xa xa nhưng câu cảnh báo “Thứ xấu nhất vẫn ở thì tương lai.” của Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên có lẽ rộng hơn, lớn hơn rất rất nhiều so với việc ông lo lắng về sự phát tán dioxin ở sông Đồng Nai.
No comments:
Post a Comment