Cập nhật tin tức nóng hổi

Giáo dục đang là thị trường buốn người?

Đây là trường hợp lộ công văn bắt buộc hàng nghìn giáo viên đi học bồi dưỡng xếp hạng, thăng ngạch: công văn của huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình.
Phòng nội vụ huyện Tuyên Hóa gửi “trát” về các trường học
Phòng nội vụ huyện Tuyên Hóa gửi “trát” về các trường học, bắt buộc Hiệu trưởng các trường lập danh sách giáo viên trong biên chế đi học bồi dưỡng, chứng chỉ thăng hạng.

Tôi là người trong cuộc, gọi là đi thực thi nhiệm vụ bồi dưỡng và đào tạo xếp ngạch, nâng ngạch cho giáo viên các cấp, tôi biết rất rõ tình hình, đã đối chất và sẵn sàng đối chất với những người chủ trương cái món đào tạo và bồi dưỡng này.

Không chỉ Quảng Bình, nhiều nơi cũng bắt buộc giáo viên đi học, nhưng ranh ma hơn. Các bạn hình dung cái kiểu ranh ma này cũng giống như giáo viên bắt ép học sinh đi học thêm. Nhiều nơi cấp trên chỉ đạo ngầm sở, phòng hoặc hiệu trưởng bắt ép giáo viên đi học (với sự đe dọa sa thải) nhưng hợp thức hóa bằng trò chiêu sinh tự nguyện.
Trực tiếp Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa cũng ký văn bản
Trực tiếp Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa cũng ký văn bản với chỉ đạo việc bồi dưỡng, học chứng chỉ thăng hạng là “yêu cầu bắt buộc”

Tôi hình dung cái thị trường giáo dục đang rơi vào vòng luân hồi nghiệp chướng, quả báo nhãn tiền. Giáo viên bắt ép học sinh đi học thêm, còn nhà nước thì bắt ép giáo viên đi học xếp ngạch, nâng ngạch để moi tiền.

Cơ quan đặc quyền chiêu sinh ban đầu là 11 cơ sở đào tạo sư phạm, nhưng sau đó Bộ cho phép gần 20 trường, trong đó nhiều trường chưa hề đào tạo sư phạm tham gia mở lớp bồi dưỡng.

Đối tác chiêu sinh thì không giới hạn. Một công ty xăng dầu, một con buôn ở chợ cũng có thể gom hồ sơ, thu học phí và thuê địa điểm bất kỳ để mở lớp với sự ăn chia 45 đến 55%.

Học phí ban đầu là 4,7 triệu/ người. Sau do cạnh tranh giảm xuống 2,7 triệu đến 2,5 triệu.
Ông Nguyễn Đức Lợi
Ông Nguyễn Đức Lợi – Phó phòng nội vụ huyện Tuyên Hóa: “Tôi chỉ tiếp thu công văn của tỉnh và chỉ đạo của lãnh đạo huyện để làm công văn hướng dẫn…”

Một sự tuyển sinh chộp giật không khác cái chợ buôn người. Nội dung chương trình toàn chính trị và quản lý nhà nước, chỉ có một vài học phần tỏ ra có bồi dưỡng nghiệp vụ. Giáo viên học xong không thấy nâng cao trình độ nghiệp vụ gì mà tương lai thì chưa biết có được xếp hạng, nâng ngạch hay không. Không chừng đến khi nộp hồ sơ xếp hạng, nâng ngạch lại phải bỏ tiền ra chạy lần nữa?

Giáo viên cả đời cống hiến cho nhà nước với đồng lương không đủ nuôi thân, lại phải bỏ tiền học phí cho việc đi học để hy vọng được xếp hạng, nâng ngạch như vậy khác nào đặt thân phận của mình vào chỗ buôn người với đủ các kiểu làm tiền của giới con buôn? “Giáo dục là con người” – ông Nhạ khi mới lên Bộ trưởng đã phát ngôn như vậy – cho nên nói buôn giáo dục là buôn người quả không sai?

Và vì xác định như cái chợ buôn người, cho nên mặc dù phát lệnh bắt buộc giáo viên đi học, người ta chỉ làm mỗi việc thu tiền và ăn chia, còn thực sự đi học hay không thì không ai quan tâm, không ai quản lí. Nhiều lớp danh sách gần 100 người nhưng đi học chưa tới 10 người. Người dạy cảm thấy ê chề, nhục nhã nhưng vẫn phải cắm mặt dạy để gọi là hoàn thành nhiệm vụ trên giao.

Các ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ không chấn chỉnh ngay cái chợ buôn người này, có chém đầu tôi, tôi vẫn có thể khẳng định các ông là trùm buôn người.

Nguồn https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/giao-duc/ep-ca-nghin-giao-vien-di-hoc-boi-duong-trai-quy-dinh-60672.html
,

No comments:

Post a Comment