Cập nhật tin tức nóng hổi

Khi lịch sử cần – vĩ nhân sẽ xuất hiện

Đúng 15h14, thứ Ba, ngày 23/10 đã đi vào lịch sử, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chính thức đắc cử Chủ tịch nước. Trước sự tín nhiệm của 476 trong tổng số 477 (tỉ lệ 99,79%) đại biểu Quốc hội có mặt tại Hội trường.

Tín hiệu mừng cho Đảng, Nhân dân trong thời đại mới

Giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc Hội bầu giữ chức danh Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kiêm Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Thì có thể nói, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là người đầu tiên giữ chức danh quyền lực nhất của cả nước và hệ thống Đảng.

Việc sát nhập 2 chức danh này là việc nên làm từ rất lâu rồi. Đây là tín hiệu đáng mừng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Mọi việc sẽ được thông suốt, tham nhũng sẽ được đẩy lùi, nền kinh tế sẽ có động lực phát triển hơn nữa, nhân dân sẽ có được người lắng nghe, đồng thuận một cách sáng suốt.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ trước Quốc hội
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ trước Quốc hội.

Ở cương vị chức danh Tổng Bí thư, tiêu chuẩn yêu cầu buộc ra là người nắm giữ cương vị ngày phải có bản lĩnh chính trị, năng lực, kinh nghiệm, tư duy phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài; quyết đoán và quyết liệt trong những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mẹnh của Đảng, Quốc gia và dân tộc.

Tổng Bí thư cũng cần phải có năng lực lãnh đạo, bởi việc điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có năng lực chỉ đạo, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm là điều không hề dễ dàng.

Cương vị của Tổng Bí thư đã vô cùng khó khăn đối với một vị lãnh đạo giỏi, mà khi kiêm luôn chức danh Chủ tịch nước. Thì theo Hiến pháp quy định rõ các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước sẽ là thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội, đối ngoại; thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh;…

Như vậy, với cương vị hiện tại, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ giữ và kiêm luôn chức danh: Tổng Bí thư Trung ương Đảng; Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Bí thư Quân ủy Trung ương; Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; Trưởng ban chỉ đại Phòng chống Tham những; Trưởng ban chỉ đại Cải cách Tư pháp Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng úy Công an Trung ương…

Tổng Bí thư – Chủ tịch nước “hai trong một” liệu có “lộng quyền”?

Trước sự kiện Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được điều hành bởi một người. Thì nhiều ý kiến cũng cho rằng liệu rằng Tổng Bí thư có “lạm quyền và lộng quyền” để tư lợi cá nhân?

Theo “Quy định Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý” số 90-QĐ/TW, 4/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Thì Tổng bí thư phải chỉ là người đại điện cho Ban chấp hành Trung ương để chịu trách nhiệm cao nhất trước toàn Đảng, toàn dân về sự lãnh đạo trên mọi lĩnh vực công tác.

Còn theo Hiến pháp 2013, thì quyền hạn của Chủ tịch nước dựa trên sự phân công của Đảng, sự tín nhiệm của Đại biểu Quốc hội, đại diện cử tri và nhân dân cả nước. Chủ tịch nước được bầu ra là để thiết chế bộ máy nhà nước, chứ không phải là quyền hạn cá nhân cụ thể cho bất kỳ ai.

Hơn nữa, về mặt con người, thì không thể nào có thể chê trách cá nhân “người nhóm lò” được. Bởi trong những năm qua, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được nhân dân cả nước ghi nhận rất nhiều.

Bởi trong một bối cảnh thế lực chính trị, lợi ích nhóm, tham nhũng được nhắc đi nhắc lại, thể hiện rõ nét trên mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị của Việt Nam. Thì việc một vị lãnh đạo Đảng dám đứng lên chống lại điều đó cũng không phải là dễ dàng chút nào.

Nếu không có nỗ lực “củi nào cũng phải cháy” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì liệu rằng đất nước sẽ đi về đâu trong một vài năm tới? Nền kinh tế GDP quốc gia liệu rằng có tăng trưởng trên nước 6.5%? Hàng ngàn tỷ của tập đoàn Dầu khí liệu có được đưa ra ánh sáng, sự tham lam của Vũ “nhôm” liệu có phải trả giá trước công lý?…

Ở cái tuổi “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, thì đồng niên, đồng môn, đồng khóa,… của Tổng Bí thư đang vui sống an nhàn bên gia đình và con cháu. Nhưng trước bối cảnh đất nước như thế, làm sao một người được gọi là “Sĩ Phu Bắc Hà” có thể ngậm ngùi để “lui về ở ẩn” như các bậc tiền bối trước, bỏ mặc những kẻ tham nhũng, những lợi ích nhóm hoành hành, tàn phá đất nước?

Nhìn sự quyết tâm và lòng yêu nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm nay, chắc sẽ khiến chúng ta nhớ lại câu nói xưa của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết trong bản Di chúc (nhân dịp mừng tuổi 75) rằng: “Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy nǎm mấy tháng nữa?”

Trong một bản di chúc, cái mà một vị lãnh đạo quốc gia có tâm và có tầm để lại không phải là của cải, tài sản, cho gia đình, con cháu,… mà là một câu hỏi liệu rằng mình sẽ phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng bao năm nữa?

Ở trong một con người được tôi luyện dưới chủ nghĩa Max, Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, thì cái tầm của người lãnh đạo là sống và cống hiến hết mình cho quốc gia dân tộc. Dẫn dắt dân tộc từ bóng tối ra ánh sáng, từ khó khăn vươn lên tới thành công, phát triển tầm cỡ quốc tế. Chứ không phải là vơ vét được bao nhiêu để chuyển ra nước ngoài, để sống ba đời không lo nghĩ.

Lịch sử đã định, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước được trao cho ông Nguyễn Phú Trọng ngày hôm nay. Đã thể hiện được sự quyết đoán, sáng suốt và trách nhiệm cao hơn của ba người đứng đầu là Quốc Hội, Chính Phủ và Tổng Bí thư – Chủ tịch nước. Tên gọi “Tứ trụ triều đình” kể từ nay trở đi, sẽ được thay bằng hình ảnh “kiềng ba chân” vững chắc và đầy mạnh mẽ.

Nguồn Butdanh
,

No comments:

Post a Comment