Hành vi không giải quyết tin báo của người dân là thiếu trách nhiệm, biểu hiện của suy thoái.
Ngày 19-10, cô NTNH – giáo viên một trường tiểu học bị tạt sơn , khóa trái cửa , phải viết đơn xin xã hội đen cho đi dạy cho biết: Gia đình cô đã dọn về lại nhà an toàn.
Cô H. cho hay vợ chồng cô và mẹ ruột đã dọn về nhà ( phường Bình Trị Đông , quận Bình Tân, TP.HCM) sinh sống, bên ngoài được lực lượng chức năng bảo vệ ngày đêm nên cũng yên tâm phần nào. Phường cũng đã cho người đến sơn lại tường và cửa bị tạt sơn, vẽ bậy. Chỉ có lúc đi ra đường thì còn hơi sợ.
“Ở nhà thì yên tâm nhưng bên ngoài thấy các anh thức canh thì ngại lắm, tôi có nói với phường để các anh về vì đã có camera rồi nhưng họ không chịu” – cô H. tâm sự.
Cô H. cũng chia sẻ thời gian qua đã được phường Bình Trị Đông quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt hơn mong đợi nên bây giờ cũng không có nguyện vọng gì khác. Chỉ mong cơ quan công an nhanh chóng tìm ra người tạt sơn để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo lãnh đạo UBND phường Bình Trị Đông, hằng ngày đều có lực lượng chức năng canh giữ trước nhà cô H. Lãnh đạo phường cũng trực tiếp ghé nhà và gọi điện thoại hỏi thăm mỗi ngày, động viên cũng như xem gia đình cô H. có băn khoăn hay nhu cầu gì thì hỗ trợ giải quyết. Phường cũng hỗ trợ sao kê lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất của hai cháu trai cô H.
Nhà cô H. đã được phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân sơn lại, bên ngoài có lực lượng công an bảo vệ. Ảnh: L.THO
“Sau khi nắm được sự việc người dân mình chạy đôn chạy đáo khắp nơi mà xót xa lắm. Bây giờ mình có làm gì cho họ thì cũng chỉ là bù đắp phần nào thôi” – lãnh đạo UBND phường nhìn nhận.
Lãnh đạo UBND phường cũng cho hay đã nhận thấy trách nhiệm của mình trong sự việc của cô H., vì trong đó ba tháng qua, gia đình cô H. có nhiều lần báo công an phường nhưng công an chỉ xuống ghi biên bản mà không có động thái báo cáo với UBND phường, không tham mưu nghiệp vụ… “Sau sự việc này, phường đã chỉ đạo lực lượng công an xử lý tin báo phải chặt chẽ, có báo cáo cụ thể cho UBND phường” – vị đại diện phường nói.
Ông Lê Văn Thinh, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết đã có văn bản giao cho công an quận tiến hành kiểm điểm trách nhiệm những tập thể và cá nhân liên quan, xử lý.
Theo ông Thinh, tìm hiểu ban đầu cho thấy thông tin phản ánh của người dân từ tháng 7-2018 nhưng công an đã không tập trung xử lý quyết liệt, lại có phát ngôn không phù hợp là khuyên người dân bán nhà bỏ trốn.
Quận cũng kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy giao Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy kiểm tra theo quy định của Thành ủy TP.HCM về “Quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…”.
“Quận Bình Tân nhận định hành vi thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, dân báo tin mà không giải quyết để xảy ra nhiều hậu quả… cũng là biểu hiện suy thoái, phải xử lý nghiêm” – ông Thinh cho biết thêm.
Trước đó, vào ngày 5 và 6-7, mẹ của cô NTN H đến công an phường trình báo vụ việc nhà bị người lạ tạt sơn, mắm tôm vào nhà. Nguyên nhân là do con dâu thiếu nợ nhiều người bên ngoài và hiện nay đã bỏ nhà đi đâu không rõ. Bà cũng không biết việc con dâu mình nợ tiền những ai, bao nhiêu và không nghi vấn được ai…
Công quyền phải là nơi bảo vệ dân!
Một sự việc người dân bị “xã hội đen” đòi nợ đe dọa từ ba tháng trước và người dân đã cầu cứu công an nhưng bị làm ngơ.
Trong khi thời gian qua công an, UBND TP.HCM đã có những chỉ đạo xử lý các tin báo của người dân, đặc biệt là nạn đòi nợ thuê biến tướng gây bất ổn. Tuy nhiên, khi tiếp nhận thông tin cầu cứu, công an địa phương cho rằng đây không phải là việc cấp bách nên không quan tâm.
Có ai biết gia đình cô giáo H. đã phải sống trong nơm nớp lo sợ, chạy đôn chạy đáo khắp nơi, vợ chồng cô H. thì đi lánh tạm, mẹ cô H. thì đến chỗ khác trú đỡ, rồi phải đổi chỗ ở liên tục. Đến tận cùng không biết cầu cứu ai đành nghĩ đến việc viết đơn cầu xin chính những người đe dọa mình…
Lẽ ra ngay khi tiếp nhận sự việc, cảnh sát phải có báo cáo cho thủ trưởng, tham mưu cho UBND phường để có những biện pháp kịp thời đảm bảo an ninh trật tự cho địa phương; có biện pháp trấn an tinh thần, bảo vệ người dân để họ yên tâm sinh sống, làm việc nhưng họ đã vô cảm, khuyên người dân bán nhà bỏ trốn.
Công quyền là phải phục vụ dân, bảo vệ dân. Vô cảm trước việc dân bị đe dọa là hành vi không thể chấp nhận, sẽ làm xói mòn lòng tin của dân…
Nguồn Soha
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Ngày 19-10, cô NTNH – giáo viên một trường tiểu học bị tạt sơn , khóa trái cửa , phải viết đơn xin xã hội đen cho đi dạy cho biết: Gia đình cô đã dọn về lại nhà an toàn.
Cô H. cho hay vợ chồng cô và mẹ ruột đã dọn về nhà ( phường Bình Trị Đông , quận Bình Tân, TP.HCM) sinh sống, bên ngoài được lực lượng chức năng bảo vệ ngày đêm nên cũng yên tâm phần nào. Phường cũng đã cho người đến sơn lại tường và cửa bị tạt sơn, vẽ bậy. Chỉ có lúc đi ra đường thì còn hơi sợ.
“Ở nhà thì yên tâm nhưng bên ngoài thấy các anh thức canh thì ngại lắm, tôi có nói với phường để các anh về vì đã có camera rồi nhưng họ không chịu” – cô H. tâm sự.
Cô H. cũng chia sẻ thời gian qua đã được phường Bình Trị Đông quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt hơn mong đợi nên bây giờ cũng không có nguyện vọng gì khác. Chỉ mong cơ quan công an nhanh chóng tìm ra người tạt sơn để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo lãnh đạo UBND phường Bình Trị Đông, hằng ngày đều có lực lượng chức năng canh giữ trước nhà cô H. Lãnh đạo phường cũng trực tiếp ghé nhà và gọi điện thoại hỏi thăm mỗi ngày, động viên cũng như xem gia đình cô H. có băn khoăn hay nhu cầu gì thì hỗ trợ giải quyết. Phường cũng hỗ trợ sao kê lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất của hai cháu trai cô H.
Nhà cô H. đã được phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân sơn lại, bên ngoài có lực lượng công an bảo vệ. Ảnh: L.THO
“Sau khi nắm được sự việc người dân mình chạy đôn chạy đáo khắp nơi mà xót xa lắm. Bây giờ mình có làm gì cho họ thì cũng chỉ là bù đắp phần nào thôi” – lãnh đạo UBND phường nhìn nhận.
Lãnh đạo UBND phường cũng cho hay đã nhận thấy trách nhiệm của mình trong sự việc của cô H., vì trong đó ba tháng qua, gia đình cô H. có nhiều lần báo công an phường nhưng công an chỉ xuống ghi biên bản mà không có động thái báo cáo với UBND phường, không tham mưu nghiệp vụ… “Sau sự việc này, phường đã chỉ đạo lực lượng công an xử lý tin báo phải chặt chẽ, có báo cáo cụ thể cho UBND phường” – vị đại diện phường nói.
Ông Lê Văn Thinh, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết đã có văn bản giao cho công an quận tiến hành kiểm điểm trách nhiệm những tập thể và cá nhân liên quan, xử lý.
Theo ông Thinh, tìm hiểu ban đầu cho thấy thông tin phản ánh của người dân từ tháng 7-2018 nhưng công an đã không tập trung xử lý quyết liệt, lại có phát ngôn không phù hợp là khuyên người dân bán nhà bỏ trốn.
Quận cũng kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy giao Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy kiểm tra theo quy định của Thành ủy TP.HCM về “Quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…”.
“Quận Bình Tân nhận định hành vi thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, dân báo tin mà không giải quyết để xảy ra nhiều hậu quả… cũng là biểu hiện suy thoái, phải xử lý nghiêm” – ông Thinh cho biết thêm.
Trước đó, vào ngày 5 và 6-7, mẹ của cô NTN H đến công an phường trình báo vụ việc nhà bị người lạ tạt sơn, mắm tôm vào nhà. Nguyên nhân là do con dâu thiếu nợ nhiều người bên ngoài và hiện nay đã bỏ nhà đi đâu không rõ. Bà cũng không biết việc con dâu mình nợ tiền những ai, bao nhiêu và không nghi vấn được ai…
Công quyền phải là nơi bảo vệ dân!
Một sự việc người dân bị “xã hội đen” đòi nợ đe dọa từ ba tháng trước và người dân đã cầu cứu công an nhưng bị làm ngơ.
Trong khi thời gian qua công an, UBND TP.HCM đã có những chỉ đạo xử lý các tin báo của người dân, đặc biệt là nạn đòi nợ thuê biến tướng gây bất ổn. Tuy nhiên, khi tiếp nhận thông tin cầu cứu, công an địa phương cho rằng đây không phải là việc cấp bách nên không quan tâm.
Có ai biết gia đình cô giáo H. đã phải sống trong nơm nớp lo sợ, chạy đôn chạy đáo khắp nơi, vợ chồng cô H. thì đi lánh tạm, mẹ cô H. thì đến chỗ khác trú đỡ, rồi phải đổi chỗ ở liên tục. Đến tận cùng không biết cầu cứu ai đành nghĩ đến việc viết đơn cầu xin chính những người đe dọa mình…
Lẽ ra ngay khi tiếp nhận sự việc, cảnh sát phải có báo cáo cho thủ trưởng, tham mưu cho UBND phường để có những biện pháp kịp thời đảm bảo an ninh trật tự cho địa phương; có biện pháp trấn an tinh thần, bảo vệ người dân để họ yên tâm sinh sống, làm việc nhưng họ đã vô cảm, khuyên người dân bán nhà bỏ trốn.
Công quyền là phải phục vụ dân, bảo vệ dân. Vô cảm trước việc dân bị đe dọa là hành vi không thể chấp nhận, sẽ làm xói mòn lòng tin của dân…
Nguồn Soha
No comments:
Post a Comment