Trước những lo ngại tác động tiêu cực đến môi trường, UBND tỉnh Tiền Giang đã thu hồi dự án nhà máy giấy Đại Dương của Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương (Đài Loan), có quy mô tổng vốn đầu tư 220 triệu đô la Mỹ.
Tiền Giang đã thu hồi dự án nhà máy giấy Đại Dương. Trong ảnh là đường dẫn vào khu công nghiệp Long Giang, nơi dự kiến xây dựng nhà máy giấy Đại Dương. Ảnh: Trung Chánh
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang xác nhận, địa phương đã thực hiện thu hồi dự án nêu trên đối với Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương.
Theo ông, các vấn đề liên quan đến tiền thuê đất tại Khu công nghiệp Long Giang, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, nơi dự kiến xây dựng nhà máy giấy Đại Dương, cũng đã được hai bên thương lượng giải quyết xong.
Ông cho biết lý do địa phương quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy giấy Đại Dương của Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương là do lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường có thể xảy ra từ loại hình sản xuất này.
Trước đó, vào ngày 15-3-2016, Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đã trao giấy chứng nhận đầu tư đầu tư số 4388855258 cho dự án của Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương (Đài Loan). Dự án chuyên sản xuất các loại giấy Duplex, giấy Kraft, giấy gia dụng…, với tổng vốn đầu tư được đề cập lúc bấy giờ là 220 triệu đô la. Dự kiến, dự án được xây dựng trên tổng diện tích 227.530 mét vuông và mục tiêu lúc bấy giờ là đưa dự án đi vào hoạt động từ tháng 8-2017.
Tuy nhiên, sau khi UBND tỉnh Tiền Giang công bố thông qua việc cho đầu tư dự án nêu trên đã gặp sự phản đối từ các nhà chuyên môn do lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường bởi loại hình sản xuất này.
Trao đổi với TBKTSG Online lúc bấy giờ, PGS-TS Lê Trình, Phó chủ tịch Hội đánh giá tác động môi trường Việt Nam cho rằng, dự án nhà máy giấy Đại Dương có nguy cơ ảnh hưởng môi trường rất cao. Bởi thứ nhất, dự án có lưu lượng xả thải rất lớn (theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang là khoảng 5.000 m3/ngày đêm) và có thể cao hơn khi dự án tăng công suất; thứ hai, nước thải chứa thành phần ô nhiễm rất nguy hại đối với sức khỏe, cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
“Ngoài những ô nhiễm thông thường (độ đục, chất hữu cơ…), nước thải công nghiệp giấy còn có thể chứa các hợp chất clo hữu cơ bền vững có độc tính cao. Nếu dùng clo để tẩy trắng giấy, có thể tạo ra các dioxin - hóa chất có khả năng gây dị dạng, quái thai, ung thư. Dù có hàm lượng nhỏ, nhưng với độ bền cao trong môi trường, chúng sẽ ảnh hưởng lớn đến con người, thủy sản”, ông Trình cho biết.
Theo ông Trình, các thành phần chất rắn lơ lửng, độ đục và các chất hữu cơ…, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nhất là khi xảy ra sự cố, nước thải sẽ chuyển về lưu vực sông Tiền – nguồn nước cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, thủy sản và du lịch của hàng triệu dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Long An…
“Nước thải khi đã tràn vào sông sẽ là thảm họa môi trường vì khả năng tự làm sạch của sông không lớn, nhiều chất độc có khả năng tồn lưu lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thủy sản, du lịch và nông nghiệp – những ngành kinh tế chính của các tỉnh này”, ông nhấn mạnh.
Theo ông Liêm, sau khi thu hồi dự án nêu trên, địa phương sẽ thực hiện kêu gọi đầu tư thay thế vào đây bằng các dự án khác mang tính bền vững hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương.
Nguồn Baomoi
Môi trường
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Tiền Giang đã thu hồi dự án nhà máy giấy Đại Dương. Trong ảnh là đường dẫn vào khu công nghiệp Long Giang, nơi dự kiến xây dựng nhà máy giấy Đại Dương. Ảnh: Trung Chánh
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang xác nhận, địa phương đã thực hiện thu hồi dự án nêu trên đối với Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương.
Theo ông, các vấn đề liên quan đến tiền thuê đất tại Khu công nghiệp Long Giang, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, nơi dự kiến xây dựng nhà máy giấy Đại Dương, cũng đã được hai bên thương lượng giải quyết xong.
Ông cho biết lý do địa phương quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy giấy Đại Dương của Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương là do lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường có thể xảy ra từ loại hình sản xuất này.
Trước đó, vào ngày 15-3-2016, Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang đã trao giấy chứng nhận đầu tư đầu tư số 4388855258 cho dự án của Công ty TNHH nhà máy giấy Đại Dương (Đài Loan). Dự án chuyên sản xuất các loại giấy Duplex, giấy Kraft, giấy gia dụng…, với tổng vốn đầu tư được đề cập lúc bấy giờ là 220 triệu đô la. Dự kiến, dự án được xây dựng trên tổng diện tích 227.530 mét vuông và mục tiêu lúc bấy giờ là đưa dự án đi vào hoạt động từ tháng 8-2017.
Tuy nhiên, sau khi UBND tỉnh Tiền Giang công bố thông qua việc cho đầu tư dự án nêu trên đã gặp sự phản đối từ các nhà chuyên môn do lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường bởi loại hình sản xuất này.
Trao đổi với TBKTSG Online lúc bấy giờ, PGS-TS Lê Trình, Phó chủ tịch Hội đánh giá tác động môi trường Việt Nam cho rằng, dự án nhà máy giấy Đại Dương có nguy cơ ảnh hưởng môi trường rất cao. Bởi thứ nhất, dự án có lưu lượng xả thải rất lớn (theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang là khoảng 5.000 m3/ngày đêm) và có thể cao hơn khi dự án tăng công suất; thứ hai, nước thải chứa thành phần ô nhiễm rất nguy hại đối với sức khỏe, cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
“Ngoài những ô nhiễm thông thường (độ đục, chất hữu cơ…), nước thải công nghiệp giấy còn có thể chứa các hợp chất clo hữu cơ bền vững có độc tính cao. Nếu dùng clo để tẩy trắng giấy, có thể tạo ra các dioxin - hóa chất có khả năng gây dị dạng, quái thai, ung thư. Dù có hàm lượng nhỏ, nhưng với độ bền cao trong môi trường, chúng sẽ ảnh hưởng lớn đến con người, thủy sản”, ông Trình cho biết.
Theo ông Trình, các thành phần chất rắn lơ lửng, độ đục và các chất hữu cơ…, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, nhất là khi xảy ra sự cố, nước thải sẽ chuyển về lưu vực sông Tiền – nguồn nước cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, thủy sản và du lịch của hàng triệu dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Long An…
“Nước thải khi đã tràn vào sông sẽ là thảm họa môi trường vì khả năng tự làm sạch của sông không lớn, nhiều chất độc có khả năng tồn lưu lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thủy sản, du lịch và nông nghiệp – những ngành kinh tế chính của các tỉnh này”, ông nhấn mạnh.
Theo ông Liêm, sau khi thu hồi dự án nêu trên, địa phương sẽ thực hiện kêu gọi đầu tư thay thế vào đây bằng các dự án khác mang tính bền vững hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương.
Nguồn Baomoi
No comments:
Post a Comment