Nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc trúng thầu gói A3 đoạn cao tốc Tam Kỳ-Quảng Ngãi với giá rất thấp, bị người dân tố dùng bùn nạo vét đắp nền đường.
Tại buổi họp báo tối 13-10 ở Đà Nẵng do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ chủ trì, báo chí nêu lại việc nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc thi công đoạn Bình Sơn, Quảng Ngãi từng bị tố làm ăn gian dối, đưa đất bùn lên để rải mặt đường cao tốc.
“Hiện mặt đường cao tốc đoạn Bình Sơn có dấu hiệu sụt lún. Vậy việc xử lý nhà thầu này thế nào và họ còn đang thi công hạng mục nào nữa” – PV hỏi.
Đoạn cao tốc đi qua huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi do nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc thi công.
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Thọ thừa nhận khi dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đưa ra đấu thầu quốc tế, nhà thầu Giang Tô bỏ thầu rất thấp.
“Quá trình họ (nhà thầu Giang Tô – PV) sang thì họ cũng có một số thầu phụ ở mình tham gia cung cấp vật liệu, các dịch vụ khác để họ thực hiện việc thi công. Quá trình như thế là giữa nhà thầu và nhà thầu, mang tính chất hợp đồng kinh tế. Còn sản phẩm khi đưa ra thì phải theo quy trình để quản lý” – Thứ trưởng Thọ nói.
Thứ trưởng Thọ (giữa) tại buổi họp báo tối 13-10.
Khẳng định không bao giờ có chuyện đem bùn nạo vét lên đắp nền đường cao tốc nhưng Thứ trưởng Thọ cũng cho rằng trong các giải pháp kỹ thuật, dùng bùn đắp tạo nên sự phản áp thì vẫn có.
“Bùn ở dưới nước vớt lên, khi khô ráo mà thành phần hạt tốt, chỉ tiêu cơ lý đạt… sử dụng được thì người ta vẫn sử dụng. Sau đó sẽ đầm lèn và đạt được độ chặt K95 thì vẫn sử dụng được. Vật liệu sau đầm lèn không đạt K95 phải bóc đổ đi. Quy trình là như vậy, còn lại là do giám sát ở hiện trường” – Thứ trưởng Thọ nói.
Trả lời PV về nghi vấn các nhà thầu đổ đá bằng đá kém chất lượng để thi công, Thứ trưởng Thọ cho hay vật liệu khi đưa vào thi công phải theo quy chuẩn, có tiêu chuẩn đàng hoàng.
“Khi đưa ra công trình thì có hai hình thức. Có thể nghiệm thu ở công trình để đưa vào hoặc một số sản phẩm có thể nghiệm thu ngay ở nơi sản xuất. Công trình đó xảy ra hư hỏng, sạt lở, tìm hiểu nguyên nhân thì quy trình cũng rất rõ. Từ vấn đề thiết kế, giám sa’.t chủ đầu tư đều có trách nhiệm trong quá trình đó” – Thứ trưởng Thọ nói.
Liên quan những hư hỏng xuất hiện trên đoạn cao tốc Đà Nẵng-Tam Kỳ, Thứ trưởng Thọ khẳng định công tác sửa chữa sẽ được thực hiện quyết liệt và đồng bộ, có lộ trình và làm đến khi nào triệt để mới thôi.
“Trước mắt phải vá lại để không bong tróc, đảm bảo an toàn giao thông. Đây là bước ưu tiên cần phải làm nhưng không phải xong rồi để đó. Bước hai bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân, vì sao mà xảy ra nứt, bong tróc và tạo thành ổ gà, ổ voi. Đến bước này là làm triệt để, làm một cách đồng bộ, nếu có ảnh hưởng từ phần móng thì phải cào lên làm lại, làm như mới” – Thứ trưởng Thọ nói.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi cho hay những đoạn xảy ra hư hỏng thời gian qua do nhà thầu Tổng Công ty Thành An, Công ty Xây dựng Tuấn Lộc thi công. Thời hạn các nhà thầu bảo hành dự án là 24 tháng.
Nguồn Plo
Giao thông
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Tại buổi họp báo tối 13-10 ở Đà Nẵng do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ chủ trì, báo chí nêu lại việc nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc thi công đoạn Bình Sơn, Quảng Ngãi từng bị tố làm ăn gian dối, đưa đất bùn lên để rải mặt đường cao tốc.
“Hiện mặt đường cao tốc đoạn Bình Sơn có dấu hiệu sụt lún. Vậy việc xử lý nhà thầu này thế nào và họ còn đang thi công hạng mục nào nữa” – PV hỏi.
Đoạn cao tốc đi qua huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi do nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc thi công.
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Thọ thừa nhận khi dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đưa ra đấu thầu quốc tế, nhà thầu Giang Tô bỏ thầu rất thấp.
“Quá trình họ (nhà thầu Giang Tô – PV) sang thì họ cũng có một số thầu phụ ở mình tham gia cung cấp vật liệu, các dịch vụ khác để họ thực hiện việc thi công. Quá trình như thế là giữa nhà thầu và nhà thầu, mang tính chất hợp đồng kinh tế. Còn sản phẩm khi đưa ra thì phải theo quy trình để quản lý” – Thứ trưởng Thọ nói.
Thứ trưởng Thọ (giữa) tại buổi họp báo tối 13-10.
Khẳng định không bao giờ có chuyện đem bùn nạo vét lên đắp nền đường cao tốc nhưng Thứ trưởng Thọ cũng cho rằng trong các giải pháp kỹ thuật, dùng bùn đắp tạo nên sự phản áp thì vẫn có.
“Bùn ở dưới nước vớt lên, khi khô ráo mà thành phần hạt tốt, chỉ tiêu cơ lý đạt… sử dụng được thì người ta vẫn sử dụng. Sau đó sẽ đầm lèn và đạt được độ chặt K95 thì vẫn sử dụng được. Vật liệu sau đầm lèn không đạt K95 phải bóc đổ đi. Quy trình là như vậy, còn lại là do giám sát ở hiện trường” – Thứ trưởng Thọ nói.
Trả lời PV về nghi vấn các nhà thầu đổ đá bằng đá kém chất lượng để thi công, Thứ trưởng Thọ cho hay vật liệu khi đưa vào thi công phải theo quy chuẩn, có tiêu chuẩn đàng hoàng.
“Khi đưa ra công trình thì có hai hình thức. Có thể nghiệm thu ở công trình để đưa vào hoặc một số sản phẩm có thể nghiệm thu ngay ở nơi sản xuất. Công trình đó xảy ra hư hỏng, sạt lở, tìm hiểu nguyên nhân thì quy trình cũng rất rõ. Từ vấn đề thiết kế, giám sa’.t chủ đầu tư đều có trách nhiệm trong quá trình đó” – Thứ trưởng Thọ nói.
Liên quan những hư hỏng xuất hiện trên đoạn cao tốc Đà Nẵng-Tam Kỳ, Thứ trưởng Thọ khẳng định công tác sửa chữa sẽ được thực hiện quyết liệt và đồng bộ, có lộ trình và làm đến khi nào triệt để mới thôi.
“Trước mắt phải vá lại để không bong tróc, đảm bảo an toàn giao thông. Đây là bước ưu tiên cần phải làm nhưng không phải xong rồi để đó. Bước hai bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân, vì sao mà xảy ra nứt, bong tróc và tạo thành ổ gà, ổ voi. Đến bước này là làm triệt để, làm một cách đồng bộ, nếu có ảnh hưởng từ phần móng thì phải cào lên làm lại, làm như mới” – Thứ trưởng Thọ nói.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi cho hay những đoạn xảy ra hư hỏng thời gian qua do nhà thầu Tổng Công ty Thành An, Công ty Xây dựng Tuấn Lộc thi công. Thời hạn các nhà thầu bảo hành dự án là 24 tháng.
Nguồn Plo
No comments:
Post a Comment