Khi người dân Lâm Thượng đang sống yên ổn bên con suối Nà Kèn, thì bỗng đâu một ngày kia hàng loạt máy khoan máy đục của Công ty TNHH Đá cẩm thạch R K Việt Nam được mang đến với mục đích thăm dò khoáng sản.
Tin liên quan: Cấm đưa thông tin tiêu cực về “điểm nóng” khoáng sản Nà Kèn lên FB
Điều này đe dọa nghiêm trọng đến nguồn nước duy nhất của bà con nơi đây, chính vì vậy ngày 27/9 vừa qua, hàng trăm người dân địa phương tụ tập ở đây để phản đối. Ấy vậy mà quan chức nơi đây không những không có hành động lắng nghe, giải thích cho bà con hiểu mà còn ra hẳn văn bản “cấm” đưa thông tin tiêu cực lên mạng xã hội Facebook, Zalo…
Sáng 27/9, hàng trăm người dân đã có mặt trên núi Nà Kèn để phản đối doanh nghiệp thăm dò khai thác khoáng sản .
Theo đó, các trường hợp chia sẻ, bình luận tiêu cực về các nội dung liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản ở khu vực núi Nà Kèn trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… phải được báo cáo bằng văn bản về UBND huyện trước 15h hàng ngày. Huyện này cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn rà soát, tổng hợp các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân do cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý đến khu vực Nà Kèn theo dõi, tham gia phản đối.
Thậm chí, chặt chẽ hơn, UBND huyện Lục Yên còn điều lực lượng công an và Ban Chỉ huy Quân sự huyện đến khu vực Nà Kèn để theo dõi và tham gia “dập tắt” sự phản đối của người dân.
Xin hỏi lãnh đạo địa phương lấy quyền hành gì mà cấm người dân không được thể hiện tiếng nói, sự bức xúc của mình trên mạng xã hội. Cấm người dân đưa tin về “điểm nóng” là nhằm mục đích gì? Họ chỉ nói lên ý kiến của mình có phải là nói xấu Đảng, nhà nước gì mà cấm đoán? Rõ ràng, chính quyền địa phương đang cố gắng bưng bít một góc khuất đen tối nên mới phải làm gắt như vậy?
Có phải là người dân đã “hiểu thấu” mục đích của việc thăm dò khoáng sản nơi đây? Và đã lường trước được hậu quả nặng nề đem lại cho môi trường sinh thái, nhưng quan chức địa phương đã nhận tiền của doanh nghiệp nên cố gắng làm mọi cách để cho dự án này được tiến hành.
Theo chia sẻ của người dân nơi đây, từ thời ông cha nguồn nước ở núi Nà Kèn đã tham gia vào làm nguồn nước sản xuất nông nghiệp chính cho bà con, không những vậy thác nước Nà Kèn cũng nổi tiếng bao lâu nay, ấy vậy mà không hiểu lấy lý do gì mà công ty khai thác đá lại vào thăm dò?
Người dân nơi đây phản đối bởi họ sợ với cách phát triển dùng cưa máy vào xẻ núi đá như thế này thì tương lai của vùng núi Nà Kèn này sẽ trở thành bản sao thứ 2 của mấy núi đá đã được các công ty khai thác đá ngoài thị trấn,núi đá Chuông Tân Lĩnh.
Và họ sợ một ngọn núi xanh tốt sẽ trở thành núi đá trơ trọi hoang tàn. Một vùng quê yên bình sẽ trở thành nên ồn ào từ tiếng máy cưa đá, tiếng mìn nổ. Rồi khói bụi, ô nhiễm môi trường sẽ hành hạ cuộc sống của bà con nơi đây, nghiêm trọng nhất là mất nguồn nước sạch để sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Thác nước Nà Kèn nổi tiếng sẽ bị cuốn trôi theo khói bụi đá vôi. Yên Bái cũng là một trong những điểm lũ lụt nghiêm trọng do rừng bị phá, núi bị xẻ. Rồi đây thêm một ngọn núi nữa bị xẻ thì tang thương do những đợt thiên tai còn nghiêm trọng đến cỡ nào. Hay chỉ vì lũ chỉ cuốn trôi nhà dân chứ làm sao xoáy đi được biệt phủ nên sống chết mặc bay.
Nói thẳng ra, dự án khoan đá này chẳng đem lại lợi lộc gì cho người dân nơi đây. Mà nó chỉ là lợi ích nhóm của đám quan chức địa phương với doanh nghiệp.
Và khi người dân đồng loạt đứng lên phản đối dự án này thì chính quyền địa phương dùng dùi cui đánh họ, dùng kích điện để khống chế trẻ em. Thậm chí, khi người dân bị đánh, trẻ em bị dí điện dã man thì công an địa phương chỉ biết trơ mắt đứng nhìn. Thử hỏi công lý nào cho những người dân nghèo này?
Mới đây, một ông Phó phòng công an đã có hành vi hiếp dâm tập thể một bé gái 14 tuổi đã khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Ấy vậy mà, nay lại phải đón nhận thêm thông tin quan chức đi bảo vệ doanh nghiệp kiểu này thì không còn bức xúc nào tả được. Dường như công lý của cơ quan hành pháp đang dần giống diễn viên hài!
Nguồn Thaotin
Môi trường
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Tin liên quan: Cấm đưa thông tin tiêu cực về “điểm nóng” khoáng sản Nà Kèn lên FB
Điều này đe dọa nghiêm trọng đến nguồn nước duy nhất của bà con nơi đây, chính vì vậy ngày 27/9 vừa qua, hàng trăm người dân địa phương tụ tập ở đây để phản đối. Ấy vậy mà quan chức nơi đây không những không có hành động lắng nghe, giải thích cho bà con hiểu mà còn ra hẳn văn bản “cấm” đưa thông tin tiêu cực lên mạng xã hội Facebook, Zalo…
Sáng 27/9, hàng trăm người dân đã có mặt trên núi Nà Kèn để phản đối doanh nghiệp thăm dò khai thác khoáng sản .
Theo đó, các trường hợp chia sẻ, bình luận tiêu cực về các nội dung liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản ở khu vực núi Nà Kèn trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… phải được báo cáo bằng văn bản về UBND huyện trước 15h hàng ngày. Huyện này cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn rà soát, tổng hợp các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân do cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý đến khu vực Nà Kèn theo dõi, tham gia phản đối.
Thậm chí, chặt chẽ hơn, UBND huyện Lục Yên còn điều lực lượng công an và Ban Chỉ huy Quân sự huyện đến khu vực Nà Kèn để theo dõi và tham gia “dập tắt” sự phản đối của người dân.
Xin hỏi lãnh đạo địa phương lấy quyền hành gì mà cấm người dân không được thể hiện tiếng nói, sự bức xúc của mình trên mạng xã hội. Cấm người dân đưa tin về “điểm nóng” là nhằm mục đích gì? Họ chỉ nói lên ý kiến của mình có phải là nói xấu Đảng, nhà nước gì mà cấm đoán? Rõ ràng, chính quyền địa phương đang cố gắng bưng bít một góc khuất đen tối nên mới phải làm gắt như vậy?
Có phải là người dân đã “hiểu thấu” mục đích của việc thăm dò khoáng sản nơi đây? Và đã lường trước được hậu quả nặng nề đem lại cho môi trường sinh thái, nhưng quan chức địa phương đã nhận tiền của doanh nghiệp nên cố gắng làm mọi cách để cho dự án này được tiến hành.
Theo chia sẻ của người dân nơi đây, từ thời ông cha nguồn nước ở núi Nà Kèn đã tham gia vào làm nguồn nước sản xuất nông nghiệp chính cho bà con, không những vậy thác nước Nà Kèn cũng nổi tiếng bao lâu nay, ấy vậy mà không hiểu lấy lý do gì mà công ty khai thác đá lại vào thăm dò?
Người dân nơi đây phản đối bởi họ sợ với cách phát triển dùng cưa máy vào xẻ núi đá như thế này thì tương lai của vùng núi Nà Kèn này sẽ trở thành bản sao thứ 2 của mấy núi đá đã được các công ty khai thác đá ngoài thị trấn,núi đá Chuông Tân Lĩnh.
Khung cảnh yên bình của bà con nơi đây
Ngọn suối Nà Kèn
Và họ sợ một ngọn núi xanh tốt sẽ trở thành núi đá trơ trọi hoang tàn. Một vùng quê yên bình sẽ trở thành nên ồn ào từ tiếng máy cưa đá, tiếng mìn nổ. Rồi khói bụi, ô nhiễm môi trường sẽ hành hạ cuộc sống của bà con nơi đây, nghiêm trọng nhất là mất nguồn nước sạch để sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Thác nước Nà Kèn nổi tiếng sẽ bị cuốn trôi theo khói bụi đá vôi. Yên Bái cũng là một trong những điểm lũ lụt nghiêm trọng do rừng bị phá, núi bị xẻ. Rồi đây thêm một ngọn núi nữa bị xẻ thì tang thương do những đợt thiên tai còn nghiêm trọng đến cỡ nào. Hay chỉ vì lũ chỉ cuốn trôi nhà dân chứ làm sao xoáy đi được biệt phủ nên sống chết mặc bay.
Nói thẳng ra, dự án khoan đá này chẳng đem lại lợi lộc gì cho người dân nơi đây. Mà nó chỉ là lợi ích nhóm của đám quan chức địa phương với doanh nghiệp.
Và khi người dân đồng loạt đứng lên phản đối dự án này thì chính quyền địa phương dùng dùi cui đánh họ, dùng kích điện để khống chế trẻ em. Thậm chí, khi người dân bị đánh, trẻ em bị dí điện dã man thì công an địa phương chỉ biết trơ mắt đứng nhìn. Thử hỏi công lý nào cho những người dân nghèo này?
Mới đây, một ông Phó phòng công an đã có hành vi hiếp dâm tập thể một bé gái 14 tuổi đã khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Ấy vậy mà, nay lại phải đón nhận thêm thông tin quan chức đi bảo vệ doanh nghiệp kiểu này thì không còn bức xúc nào tả được. Dường như công lý của cơ quan hành pháp đang dần giống diễn viên hài!
Nguồn Thaotin
No comments:
Post a Comment