Cục Thuế Liên bang Thụy Sĩ thông báo rằng kể từ cuối tháng 9, FTA đã trao đổi một phần thông tin tài khoản tài chính với cơ quan thuế ở một số quốc gia và khu vực
Cục Thuế Liên bang Thụy Sĩ (FTA Thụy Sĩ) gần đây đã thông báo rằng kể từ cuối tháng 9, FTA đã trao đổi một phần thông tin tài khoản tài chính mà họ quản lý với cơ quan thuế ở một số quốc gia và khu vực.
Một số chuyên gia phân tích rằng điều này có thể khiến các quan chức tham nhũng của Trung Quốc bị phơi bày, và những người đầu tiên là gia đình cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.
Theo BL Daily, các nước Liên minh châu Âu (EU) là các quốc gia đầu tiên trao đổi thông tin ngân hàng với FTA Thụy Sĩ, các khu vực khác gồm có: Úc, Canada, Guernsey, Iceland, Đảo Man, Nhật Bản, Jersey, Na Uy và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong số các nước thành viên EU, Síp và Romania tạm thời bị loại trừ vì tính bảo mật tài chính của hai quốc gia này chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tính đến nay, khoảng 7.000 tổ chức, bao gồm các ngân hàng, quỹ tín thác và các công ty bảo hiểm, đã đăng ký với FTA Thụy Sĩ và chia sẻ thông tin tài khoản tài chính với cơ quan này.
Hiện tại, FTA Thụy Sĩ đã chia sẻ khoảng 2 triệu thông tin tài khoản với các đối tác, bao gồm tên, địa chỉ, quốc tịch, thông tin nhận dạng thuế, cơ quan báo cáo thuế, số dư tài khoản và các thông tin liên quan khác của chủ tài khoản ngân hàng.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc chưa trao đổi thông tin với Thụy Sĩ, nhưng Thụy Sĩ đã liệt kê Trung Quốc vào danh sách dự bị. Thông báo nói rằng vào năm 2019, các bên chia sẻ dữ liệu sẽ được mở rộng đến khoảng 80 quốc gia và khu vực.
Trên thực tế, ngày 6/5/2014, 47 quốc gia bao gồm Thụy Sĩ và Trung Quốc đã ký “Thỏa thuận Trao đổi Thông tin Tự động Toàn cầu mới” ở Pháp. Theo thỏa thuận, tài khoản ngân hàng nước ngoài tại các quốc gia này sẽ không còn được bảo mật nữa.
Theo BL Daily, quyết định này của ngân hàng Thụy Sĩ đã gây ra mối quan tâm lớn ở Trung Quốc đại lục: Các quan chức tham nhũng của ĐCSTQ sẽ tồn tiền ở đâu?
Trịnh Thuần Thanh, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, nói rằng việc ngân hàng Thụy Sĩ chia sẻ thông tin tài khoản, các tài khoản bí mật với số tiền tính theo “con số thiên văn” ở nước ngoài của nhóm lợi ích Giang Trạch Dân có thể được phơi bày hoàn toàn.
China Affairs cho biết: “Giang Trạch Dân có một tài khoản bí mật 350 triệu đô la tại một ngân hàng Thụy Sĩ. Ông đã mua một biệt thự ở Bali, Indonesia. Năm 1990, nó trị giá 10 triệu đô la. Bộ trưởng Ngoại giao Đường Gia Toàn đã thay ông ta (Giang Trạch Dân) làm thủ tục”.
Các kênh truyền thông Mỹ đưa tin, ông Tưởng Khiết Mẫn, cựu Giám đốc Ủy ban Giám sa’.t Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc kiêm cựu Chủ tịch PetroChina, từng gửi hơn 10 tỷ đô la “bôi trơn” cho Chu Vĩnh Khang, một cánh tay phải của ông Giang, vào Ngân hàng Thụy Sĩ.
Dương Ninh, một nhà bình luận chính trị Trung Quốc, từng nói rằng: Không còn gì để nghi ngờ, việc ngân hàng Thụy Sĩ chia sẻ bảo mật thông tin ra ngoài đã gây ra nỗi sợ hãi cho gia đình Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang cùng nhiều quan chức cấp cao khác của Trung Quốc.
Nguồn Tinmoi24
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin quốc tế
Cục Thuế Liên bang Thụy Sĩ (FTA Thụy Sĩ) gần đây đã thông báo rằng kể từ cuối tháng 9, FTA đã trao đổi một phần thông tin tài khoản tài chính mà họ quản lý với cơ quan thuế ở một số quốc gia và khu vực.
Một số chuyên gia phân tích rằng điều này có thể khiến các quan chức tham nhũng của Trung Quốc bị phơi bày, và những người đầu tiên là gia đình cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.
Theo BL Daily, các nước Liên minh châu Âu (EU) là các quốc gia đầu tiên trao đổi thông tin ngân hàng với FTA Thụy Sĩ, các khu vực khác gồm có: Úc, Canada, Guernsey, Iceland, Đảo Man, Nhật Bản, Jersey, Na Uy và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong số các nước thành viên EU, Síp và Romania tạm thời bị loại trừ vì tính bảo mật tài chính của hai quốc gia này chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tính đến nay, khoảng 7.000 tổ chức, bao gồm các ngân hàng, quỹ tín thác và các công ty bảo hiểm, đã đăng ký với FTA Thụy Sĩ và chia sẻ thông tin tài khoản tài chính với cơ quan này.
Hiện tại, FTA Thụy Sĩ đã chia sẻ khoảng 2 triệu thông tin tài khoản với các đối tác, bao gồm tên, địa chỉ, quốc tịch, thông tin nhận dạng thuế, cơ quan báo cáo thuế, số dư tài khoản và các thông tin liên quan khác của chủ tài khoản ngân hàng.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc chưa trao đổi thông tin với Thụy Sĩ, nhưng Thụy Sĩ đã liệt kê Trung Quốc vào danh sách dự bị. Thông báo nói rằng vào năm 2019, các bên chia sẻ dữ liệu sẽ được mở rộng đến khoảng 80 quốc gia và khu vực.
Trên thực tế, ngày 6/5/2014, 47 quốc gia bao gồm Thụy Sĩ và Trung Quốc đã ký “Thỏa thuận Trao đổi Thông tin Tự động Toàn cầu mới” ở Pháp. Theo thỏa thuận, tài khoản ngân hàng nước ngoài tại các quốc gia này sẽ không còn được bảo mật nữa.
Theo BL Daily, quyết định này của ngân hàng Thụy Sĩ đã gây ra mối quan tâm lớn ở Trung Quốc đại lục: Các quan chức tham nhũng của ĐCSTQ sẽ tồn tiền ở đâu?
Trịnh Thuần Thanh, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, nói rằng việc ngân hàng Thụy Sĩ chia sẻ thông tin tài khoản, các tài khoản bí mật với số tiền tính theo “con số thiên văn” ở nước ngoài của nhóm lợi ích Giang Trạch Dân có thể được phơi bày hoàn toàn.
China Affairs cho biết: “Giang Trạch Dân có một tài khoản bí mật 350 triệu đô la tại một ngân hàng Thụy Sĩ. Ông đã mua một biệt thự ở Bali, Indonesia. Năm 1990, nó trị giá 10 triệu đô la. Bộ trưởng Ngoại giao Đường Gia Toàn đã thay ông ta (Giang Trạch Dân) làm thủ tục”.
Các kênh truyền thông Mỹ đưa tin, ông Tưởng Khiết Mẫn, cựu Giám đốc Ủy ban Giám sa’.t Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc kiêm cựu Chủ tịch PetroChina, từng gửi hơn 10 tỷ đô la “bôi trơn” cho Chu Vĩnh Khang, một cánh tay phải của ông Giang, vào Ngân hàng Thụy Sĩ.
Dương Ninh, một nhà bình luận chính trị Trung Quốc, từng nói rằng: Không còn gì để nghi ngờ, việc ngân hàng Thụy Sĩ chia sẻ bảo mật thông tin ra ngoài đã gây ra nỗi sợ hãi cho gia đình Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang cùng nhiều quan chức cấp cao khác của Trung Quốc.
Nguồn Tinmoi24
No comments:
Post a Comment